Đội tuyển Đức: Vườn ươm Bundesliga

23/06/2010 11:45 GMT+7 | World Cup 2010

(TT&VH) - Nước Đức vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu. Năm 2009, họ thu về 800 tỷ USD khi bán ra nước ngoài rất nhiều thứ, từ máy cơ khí, ô tô cho đến bia. Nhưng đáng buồn thay, người Đức lại thất bại trong việc xuất khẩu cầu thủ, sang những nền bóng đá phát triển hơn như ở Anh, Italia hay Tây Ban Nha. Lần đầu tiên trong vòng 32 năm qua, đội tuyển Đức tham dự một vòng chung kết World Cup với toàn các cầu thủ thi đấu ở giải vô địch quốc nội, Bundesliga. Lẽ ra, thành phần của đội tuyển Đức dự World Cup 2010 sẽ có cầu thủ đang thi đấu ở nước ngoài, nếu Michael Ballack không dính chấn thương nặng khi chơi trận đấu cuối cùng trong màu áo Chelsea. Nhưng ngay cả khi có Ballack, thì phần chính yếu của “Mannschaft” cũng xuất phát từ nền tảng Bundesliga.

Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh trong làng bóng đá thế giới, thành tích của đội tuyển quốc gia không còn phản ánh một cách tương đối chính xác chất lượng của giải vô địch quốc gia, mà ví dụ rõ ràng nhất là câu chuyện của người Anh. Từ nhiều năm qua, Premier League đã trở thành giải đấu được tung hô ở vị trí số một thế giới về nhiều mặt. Song đáng buồn thay, đội tuyển Anh thì lại không thể gặt hái thành công ở những giải đấu quốc tế gần đây. World Cup 2006, Anh bị Bồ Đào Nha loại ở vòng tứ kết. Tệ hơn, “Tam sư” còn không giành nổi vé dự vòng chung kết EURO 2008. Đến World Cup 2010, mọi hy vọng vào bàn tay của Fabio Capello đang dần tiêu tan, khi Anh chơi tệ hại và đối mặt với nguy cơ không vượt qua vòng bảng.


Lần đầu tiên trong 32 năm qua, ĐT Đức dự World Cup với toàn các cầu thủ đang thi đấu ở trong nước, Ảnh Getty
Tuy nhiên, với đội tuyển Đức và Bundesliga, mọi chuyện có vẻ khác với người Anh. Một khi người Đức vẫn làm chủ ở sân chơi Bundesliga (không giống như người Anh ở Premier League, bị các cầu thủ ngoại lấn lướt quá mức) và đội tuyển Đức vẫn dựa chủ yếu vào lực lượng ở giải đấu quốc nội, thì có thể nói rằng thành tích của “Mannschaft” phản ánh một cách tương đối chính xác chất lượng của Bundesliga. Tại World Cup 2010, Bundesliga cung cấp cho đội tuyển Đức 23 cầu thủ ma đa phần có tuổi đời còn rất trẻ, có những người vừa mới gia nhập đội hình một trong màu áo câu lạc bộ. Một điều khác phải thừa nhận, tài năng của các cầu thủ trẻ Đức là rất triển vọng, khi họ đang thống trị giải U-17, U-19 và U-21 châu Âu bằng ba chức vô địch trong năm vừa qua. Nhưng từ những nhân tài măng non đó đến một đội tuyển quốc gia thành công lại là cả một chặng đường dài.

Do không được rèn luyện nhiều ở những môi trường khác nhau, khả năng thích nghi về mặt lối chơi của các cầu thủ Đức có vẻ rất hạn chế. Khi Serbia lựa chọn lối đá chậm rãi, chỉ cắm mỗi trung phong Nicola Zigic trên hàng công để cầu hòa, cộng thêm những tiểu xảo kích động tinh thần, đội tuyển Đức đã sập bẫy. “Mannschaft”, tập hợp những người còn trẻ và rất thiếu kinh nghiệm, vốn quen đá nhanh, không thích chậm rãi. Sự ức chế tăng dần đến mức một cầu thủ giàu kinh nghiệm trận mạc như Miroslav Klose cũng phải nhận thẻ đỏ từ những tình huống mà một tiền đạo có thể chẳng bao giờ phạm sai lầm như thế. Nhiều trụ cột khác cũng lĩnh thẻ vàng và đang đối mặt với án treo giò lơ lửng trên đầu nếu “Mannschaft” có thể bước tiếp vào vòng 1/8. 

Nếu chẳng may Đức rời Nam Phi sau vòng đấu bảng, thì đó trước hết là lỗi của Bundesliga. Vườn ươm này đã không cho ra những mầm giống đủ chất lượng để có thể xuất khẩu ra nước ngoài, qua đó tích lũy thêm kinh nghiệm nhằm mang về phục vụ đội tuyển quốc gia, như người Pháp đã từng thành công với chức vô địch World Cup 1998 và EURO 2000.


 Đ.H        
 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link