10 bản hợp đồng hậu World Cup tệ nhất lịch sử

27/10/2022 17:32 GMT+7 | World Cup 2022

World Cup có thể coi là cơ hội để các tài năng bóng đá tỏa sáng trước cả thế giới nhưng không phải cầu thủ nào cũng duy trì được sự thăng hoa của mình sau đó.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 8 sân vận động tổ chức World Cup 2022 (Phần 1)

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 8 sân vận động tổ chức World Cup 2022 (Phần 1)

Nước chủ nhà Qatar sẽ tổ chức World Cup 2022 tại 5 thành phố lớn với 8 sân vận động. Sân đấu diễn ra trận chung kết sẽ không nằm tại thủ đô Doha mà được tổ chức tại thành phố Lusail

 

World Cup là ngày hội bóng đá lớn nhất thế giới. Tại đây, các tài năng bóng đá có dịp tranh tài và thể hiện ra những phẩm chất tuyệt vời nhất của mình. Rất nhiều ngôi sao đã bước ra ánh sáng thế giới từ World Cup. Vì thế, World Cup cũng được coi là dịp để các CLB tìm ra những nhân tố cần thiết cho đội hình của mình. Dẫu vậy, không phải bản hợp đồng nào cũng mang tới thành công.

1. Alberto Tarantini (Boca Junior tới Birmingham, 1978)

Khởi đầu danh sách cần phải nhắc tới là nhà vô địch World Cup Alberto Tarantini, người đã có một khoảng thời gian bùng nổ tại Anh (bao gồm cả việc đấm vào mặt một CĐV). Ở quê nhà Argentina, Tarantini vốn đã nổi tiếng về tính khí nóng nảy của mình từ lâu. Sau khi xảy ra vấn đề tranh chấp tiền lương với CLB Boca, Tarantini đã lâm vào cảnh thất nghiệp vào tháng 5/1978.

Tuy nhiên, màn trình diễn ấn tượng tại World Cup 1978 đã giúp Tarantini chuyển tới thi đấu cho Birmingham, đội bóng kết thúc ở vị trí thứ 11 tại giải đấu cao nhất nước Anh lúc bấy giờ. Hai người đồng đội khác của Tarantini là Ossie Ardiles và Ricky Villa cũng chuyển tới Anh thi đấu cho Tottenham cùng thời điểm.

Sau 23 trận ra sân và ghi 1 bàn cho đội chủ sân St. Andrew, sự nghiệp của Tarantini tại Anh đã bị chấm dứt sau khi anh nhảy vào đám đông và đấm nhau với một CĐV của đội nhà trong 1 trận đấu. Anh trở lại Argentina thi đấu cho Talleres de Cordoba vào năm 1979.

Chú thích ảnh

2. Ilie Dumitrescu (Steaua Bucharest tới Tottenham, 1994) 

Dumitrescu đã chuyển tới Tottenham với mức phí 2,5 triệu bảng chỉ vài tuần sau khi kỳ World Cup 1994 tại Mỹ kết thúc. Cùng với Darren Anderton, Nicky Barmby, Jurgen Klinsmann và Teddy Sherringham, họ được là "Famous Five" và mang nhiều kỳ vọng ở mùa giải 1994-95.

Dumitrescu không phải cái tên nhận được quá nhiều sự quan tâm bằng Klinsmann thời điểm đó. Tuy nhiên, lối chơi bóng rất trực diện của anh luôn mang lại sự hưng phấn khi theo dõi. Dẫu vậy, khởi đầu nghèo nàn của Tottenham đã khiến HLV Ardiles bị sa thải vào tháng 10/1994. Dumitrescu sau đó không được trọng dụng dưới thời HLV Gerry Francis. Cầu thủ người Romania sau đó được cho Sevilla mượn.

Mùa giải 1995-96, Dumitrescu quay trở lại White Hart Lane nhưng sự nghiệp của anh đã xuống dốc. Anh không tạo được dấu ấn nào đáng kể và chỉ có 8 trận ra sân tại Ngoại hạng Anh mùa giải đó.

Dumitrescu đã cố gắng để chuyển sang West Ham thi đấu vào tháng 2/1996. Tuy nhiên, anh cũng chỉ có 10 lần ra sân cho Hammer. Đến tháng 7/1996, Dumitrescu chuyển tới Club America.

Chú thích ảnh

3. Robert Jarni (Real Betis sang Coventry rồi tới Real Madrid , 1998) 

Jarni là một phần trong đội hình Croatia kết thúc ở vị trí thứ 3 tại World Cup 1998. HLV Gordon Strachan của Coventry đã rất nhanh tay thuyết phục Real Betis bán Jarni với mức phí 2,6 triệu bảng. Tuy nhiên, sau đó 1 tháng, đội bóng nước Anh đã bán Jarni cho Real Madrid với mức phí 3,4 triệu bảng.

Thương vụ này vẫn khiến nhiều người hoài nghi về tính minh bạch của nó. Nhiều người cho rằng, Real Madrid đã thông đồng với Coventry để sở hữu Jarni vì lo sợ Real Betis sẽ không bán cầu thủ người Croatia cho mình. 

Dù thế nào, người hưởng lợi vẫn là Coventry. Họ vẫn có một khoản lợi nhuận khoảng 800 nghìn bảng. Trong khi đó, Jarni đã không thể hiện được bản thân tại Bernabeu. Sau 1 năm thi đấu cho Real Madrid, anh bị bán cho Las Palmas.

Chú thích ảnh

4. Denilson (Sao Paulo tới Real Betis, 1998)

Sau khi thi đấu mọi trận đấu của Brazil tại World Cup 1998, Denilson là một trong những tài năng trẻ được săn đón nhất thời điểm đó. Sau cùng, anh quyết định gia nhập Betis với mức phí kỷ lục 21,5 triệu bảng.

Tuy nhiên, Denilson đã không thể hiện được mình trong thời gian thi đấu cho Betis. Anh thậm chí không thể cạnh tranh một suất đá chính thường xuyên. Ở mùa giải thứ 2 cùng Betis, Denilson đã không thể giúp CLB tránh khỏi việc xuống hạng Segunda Division.

Cầu thủ người Brazil sau đó quay trở lại Flamengo theo dạng cho mượn trước khi quay trở lại Betis vào tháng 1/2001. Đội bóng đã thăng hạng trở lại La Liga nhưng Denilson thường được sử dụng từ băng ghế dự bị.

Denilson vẫn là một phần của Brazil trong chiến tích vô địch World Cup 2002. Anh gắn bó với Betis 7 năm, thi đấu gần 200 trận nhưng chưa bao giờ thể hiện được những gì tương tự như kỳ World Cup 1998.

Chú thích ảnh

5. El Hadji Diouf (Lens tới Liverpool, 2002)

Đã 20 năm trôi qua nhưng nhiều CĐV Liverpool vẫn cảm thấy khó hiểu với quyết định loại bỏ Nicolas Anelka và chiêu mộ El Hadji Diouf của Liverpool ở mùa Hè 2002. Anelka đã thi đấu ấn tượng trong thời gian cho mượn tại Anfield và cũng muốn chia tay PSG để gắn bó với đội bóng. Thay vào đó, HLV Houllier công bố bản hợp đồng với Diouf, một ngày sau khi cầu thủ này giúp Senegal tạo ra chiến thắng bất ngờ 1-0 trước đương kim vô địch Pháp tại World Cup 2002 trong ngày khai mạc.

Diouf đã được Liverpool theo dõi trước khi kỳ World Cup diễn ra. Vì thế, quyết định chiêu mộ cầu thủ này thực tế không đến từ màn trình diễn của anh tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Dẫu vậy, phong độ của Diouf tại World Cup vẫn mang tới nhiều kỳ vọng cho CĐV Liverpool.

Thế nhưng, cầu thủ người Senegal đã không thể gây ấn tượng với Liverpool. Màn trình diễn nghèo nàn cùng một số vấn đề rắc rối bên lề, đáng nói nhất là hành động nhỏ nước bọt vào CĐV Celtic trong trận đấu tại UEFA Cup, khiến Diouf không trụ lại Anfield quá lâu. Anh chuyển tới Bolton năm 2004 với chỉ 6 bàn trong 2 mùa giải cho Liverpool.

Chú thích ảnh

6. Salif Diao (Sedan Ardennes tới Liverpool, 2002)

Diao đã gây ấn tượng với Liverpool khi cùng Senegal lọt tới tận tứ kết World Cup 2002. Anh không nhận được nhiều sự quan tâm như Diouf nhưng kết quả cũng chẳng khác người đồng hương là bao.

Dưới thời HLV Houllier, Diao thường phải chơi nhiều vị trí như tiền vệ, trung vệ và hậu vệ biên. Sau đó, anh được thường xuyên đá tiền vệ đúng với sở trường dưới thời HLV Benitez nhưng mắc một số lỗi khiến bản thân phải chuyển tới Birmingham theo dạng cho mượn vào tháng 1/2005. Diao tiếp tục được cho Portsmouth mượn sau đó và dành 6 năm tại Stoke City.

Chú thích ảnh

7. Kleberson (Atletico Paranaense tới Man United, 2003) 

Kleberson gia nhập MU vào mùa Hè 2003 nhưng anh đã thu hút sự chú ý của đội bóng này từ World Cup 2002. Anh cũng nhận được nhiều lời khen ngợi từ HLV Scolari sau chức vô địch cùng đội tuyển Brazil.

Sir Alex Ferguson đã mang Kleberson về Old Trafford cùng thời điểm với Cristiano Ronaldo. HLV người Scotland thậm chí chia sẻ rằng Kleberson là lý do khiến MU quyết định bán Sebastian Veron.

Tuy nhiên, Kleberson đã gặp khó khăn trong việc hòa nhập với lối chơi tại Anh. Cầu thủ này chỉ ra sân 20 trận cho MU trước khi gia nhập Besiktas vào năm 2005.

Chú thích ảnh

8. Andreas Isaksson (Rennes tới Manchester City, 2006)

Man City đã nỗ lực tìm kiếm 1 thủ môn vào mùa Hè 2006 sau khi thủ môn David James chia tay đội bóng để chuyển tới Portsmouth. Họ đã bỏ ra 2 triệu bảng để sở hữu Isaksson.

Tuy nhiên, chấn thương khiến Isaksson phải tới tháng 12/2006 mới có trận ra mắt Man City khi vào thay thế cho Nicky Weaver trong trận gặp Man United. Trận đấu thứ 2 diễn ra vào tháng 2/2007. Tổng cộng thủ môn người Thụy Điển ra sân 14 lần ở mùa giải đó.

Màn trình diễn của Isaksson sau đó không đáp ứng được kỳ vọng của Man City. Phong độ từng giúp Thụy Điển lọt vào vòng 16 đội tại World Cup 2006 đã không được Isaksson tái hiện lần nào.

Chú thích ảnh

9. Asamoah Gyan (Rennes tới Sunderland, 2010)

Gyan là một trong những cái tên nổi bật tại World Cup 2010. Anh đã giúp Ghana lọt tới tận tứ kết World Cup trước khi chuyển tới Sunderland. Đội chủ sân Ánh sáng thậm chí đã chấp nhận chi ra 13 triệu bảng, kỷ lục của CLB, để chiêu mộ Gyan từ Rennes.

HLV Steve Bruce đã lên kế hoạch kết hợp bộ Gyan với Darren Bent nhưng Bent sau đó đã được bán cho Aston Villa vào tháng 1/2011. Gyan chỉ thi đấu cho Sunderland 1 mùa giải rồi chuyển tới thi đấu cho Al Ain tại UAE theo dạng cho mượn. Anh chính thức chia tay Sunderland vào tháng 1/2012.

Chú thích ảnh

10. James Rodriguez (Monaco tới Real Madrid, 2014)

James Rodriguez đã tạo ra một cơn bão tại Brazil vào năm 2014. Màn trình diễn ấn tượng cùng 6 bàn thắng đã giúp Rodriguez nhận danh hiệu Giày Vàng.

Rodriguez thực tế đã tạo ra ít nhiều dấu ấn trong màu áo của Monaco trước khi tỏa sáng tại World Cup. Điều này khiến Real Madrid chấp nhận bỏ ra 60 triệu bảng để chiêu mộ anh.

Cầu thủ người Colombia đóng góp 13 bàn thắng trong 29 lần ra sân cho Real Madrid tại La Liga mùa giải đầu tiên. Thế nhưng, chấn thương đã khiến Rodriguez sa sút phong độ và dẫn tới việc mất vị trí đá chính tại Real Madrid.

Nhiều đội bóng vẫn đánh giá cao Rodriguez. Anh đã từng dành 2 năm tại Bayern theo dạng cho mượn và 1 năm tại Everton. Hiện anh đang thi đấu cho Olympiakos sau khi có những trải nghiệm không vui cùng Al-Rayyan tại Qatar.

Chú thích ảnh

  

Quý Dậu

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link