120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Phong Sắc: Nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

31/01/2022 07:18 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Đồng chí Nguyễn Phong Sắc sinh ra và lớn lên ở Hà Nội - vùng đất giàu truyền thống văn hiến, anh hùng và cách mạng - nơi ươm mầm và phát triển hạt giống cách mạng và hình thành nên nhân cách cao đẹp của đồng chí.

Khát vọng tự do và những cuộc vượt ngục trong lịch sử cách mạng Việt Nam

Khát vọng tự do và những cuộc vượt ngục trong lịch sử cách mạng Việt Nam

Không chịu chết dần chết mòn trong lao tù, từng ngày từng giờ những người con kiên trung, quả cảm tìm mọi cách vượt ngục để trở về với cách mạng, với tự do. Với ý nghĩa thể hiện khát khao cháy bỏng tự do qua các cuộc vượt ngục, trưng bày "Khát vọng tự do" gồm 3 phần: Xiềng xích, Tung cánh giữa màn đêm và Khúc ca hòa bình.

Đây cũng là nơi ghi dấu hành trình người thanh niên Nguyễn Phong Sắc từ người trí thức yêu nước trở thành người chiến sĩ cộng sản ưu tú, một trong những người cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Trở thành một nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu, một chiến sĩ cộng sản kiên trung của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Một trí thức yêu nước nhiệt thành   

Đồng chí Nguyễn Phong Sắc tên khai sinh là Nguyễn Đình Sắc, sinh ngày 1/2/1902, trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở làng Bạch Mai, Hà Nội. Thân phụ là cụ Nguyễn Đình Phúc, một người đã tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, đặc biệt là tấm gương của thân phụ - một chiến sĩ yêu nước từng tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp, đồng chí Nguyễn Phong Sắc đã sớm mang trong mình tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công.   

Chú thích ảnh
Phòng lưu niệm, nơi ông Nguyễn Phong Sắc cùng các chiến sỹ  cộng sản họp bàn thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên, tháng 3/1929. Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN

Năm 1924, sau khi tốt nghiệp trường Bưởi, Nguyễn Phong Sắc vào làm việc ở Sở Tài chính Đông Dương và nhanh chóng trở thành một viên chức cao cấp. Tại đây, đồng chí có điều kiện nhìn nhận rõ hơn sự bóc lột tàn bạo của chính quyền thực dân phong kiến đối với nhân dân ta. Thấu hiểu nỗi thống khổ của đồng bào, Nguyễn Phong Sắc đã giác ngộ và đến với cách mạng bằng lòng nhiệt thành, trong sáng, thông qua quyết định gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cuối năm 1926. Đây là bước ngoặt quan trọng về tư tưởng trong cuộc đời cách mạng của Nguyễn Phong Sắc.   

Với nhiệt huyết cách mạng của tuổi trẻ, đồng chí đã hăng hái tham gia tuyên truyền, kết nạp hội viên, phát triển tổ chức và được cử tham gia Ban Chấp hành Tỉnh bộ Thanh niên Hà Nội ngay khi được thành lập.   

Tháng 9/1928, tại Ðại hội đại biểu lần thứ nhất Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Phong Sắc đã tích cực ủng hộ và nêu gương đi đầu về thực hiện chủ trương đưa các hội viên đi "vô sản hóa", để đẩy mạnh tuyên truyền, giác ngộ công nhân, nông dân và giáo dục, rèn luyện hội viên. Với những hoạt động cách mạng tích cực ấy, đồng chí đã được bầu vào Ban Chấp hành Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ.

Nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam   

Với sự nhạy cảm và tư duy chính trị, Nguyễn Phong Sắc đã sớm nhận thấy yêu cầu đặt ra phải có một tổ chức Đảng Cộng sản. Đồng chí là một trong những thành viên sáng lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D Hàm Long, Hà Nội (3/1929);  tham gia sáng lập Đông Dương Cộng sản Đảng – tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam (6/1929), trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, được phân công vào Trung Kỳ để xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng.

Với tài năng tổ chức và phong cách làm việc sâu sát, Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Trung Kỳ đã được thành lập do đồng chí làm Bí thư và chỉ đạo, trực tiếp xây dựng các cơ sở của Đông Dương Cộng sản Đảng ở nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,...   

Chú thích ảnh
Không gian phòng trưng bày tại di tích nhà 5D Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN

Mùa xuân năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng, trực tiếp chỉ đạo hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng ở Trung Kỳ. Đồng chí đã chủ trì thành lập Phân cục Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung Kỳ, do đồng chí làm Bí thư Ban Chấp hành lâm thời. Dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành lâm thời, chỉ trong thời gian ngắn, Tỉnh đảng bộ lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi được thành lập. Hệ thống tổ chức Đảng được hình thành từ Kỳ xuống đến các tỉnh, huyện, thị và xã.   

Sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất của Đảng (10/1930), trên cương vị Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, phụ trách hệ thống tổ chức Đảng ở Trung Kỳ, đồng chí đã triệu tập Hội nghị Phân cục Trung ương Trung Kỳ (12/1930). Hội nghị phân tích bối cảnh thực tế, đề ra nhiệm vụ và phương hướng khắc phục những khó khăn và tiến hành thành lập Xứ bộ Trung Kỳ, đứng đầu Xứ bộ là Xứ ủy, do Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư.         

Tháng 3/1931, sau khi dự Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần II ở Sài Gòn, đồng chí bị mật thám bắt và tra tấn dã man, nhưng Nguyễn Phong Sắc vẫn giữ vững tinh thần cách mạng kiên cường, bất khuất trước kẻ thù, không để lộ thông tin về tổ chức đảng và cơ sở cách mạng. Địch đã xử bắn đồng chí ngày 26/5/1931 tại đồn Song Lộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Lúc ấy, đồng chí Nguyễn Phong Sắc mới 29 tuổi.   

Lựa chọn con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc, đồng chí Nguyễn Phong Sắc đã thể hiện tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực luôn hết lòng phấn đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng cao cả độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí là tấm gương tiêu biểu của người trí thức hết lòng vì nước, vì dân, tấm gương về phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cộng sản luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, yêu thương đồng chí, đồng bào và được đồng chí, đồng bào tin yêu, cảm phục, hết lòng che chở, bảo vệ.   

Tấm gương kiên trung của đồng chí thể hiện rõ trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng đặc biệt ở lúc nguy nan, khi bị kẻ địch bắt và tra tấn dã man, đồng chí Nguyễn Phong Sắc vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản, luôn nêu cao tinh thần cách mạng kiên cường, bất khuất trước kẻ thù. Ngay cả trước mũi súng quân thù, tinh thần kiên trung của đồng chí vẫn luôn giữ vững và tỏa sáng.

Minh Duyên/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link