Kích cầu vào đâu?

12/12/2008 15:50 GMT+7 | Thế giới

Càng về cuối năm, bức tranh kinh tế Việt Nam càng lộ ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Hàng hóa cung ứng cho thị trường Giáng sinh và Tết rất dồi dào, nhưng sức mua kém so với thời điểm này năm trước.

Từ giữa năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng tháng liên tục giảm. Chỉ số chứng khoán VN-Index tụt xuống dưới mốc 300 điểm. Hệ thống ngân hàng thương mại ứ đọng vốn, một phần do các ngân hàng cẩn trọng trong việc cho vay, một phần do các doanh nghiệp ế hàng, thiếu đầu ra, không muốn vay vì lo không trả nợ nổi. Mội số doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản. Thị trường bất động sản chưa biết bao giờ mới tan băng. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã đưa ra giải pháp kích cầu tương đương 1 tỉ USD Mỹ, tạo sự quan tâm lớn trong giới sản xuất, kinh doanh.

Nhưng cho đến nay, chưa có thông tin cụ thể về triển khai giải pháp kích cầu này ngoại trừ thông tin sơ khởi từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào đầu tuần này. Có mấy vấn đề đặt ra: thứ nhất là vấn đề thời gian. Không thể “nghiên cứu” quá lâu vì sự chậm chạp trong chủ trương này không kích hoạt tâm lý của giới kinh doanh đang nản lòng và thị trường cũng đang đòi hỏi sự can thiệp cấp bách để vực dậy.

Kinh nghiệm của các nước đang lâm vào khủng hoảng kinh tế cho thấy khi xử lý những gói tiền kích cầu như thế này, sự quyết đoán và nhanh tay của Chính phủ trong thực hiện sẽ mang lại niềm tin cho nhà kinh doanh. Từ khi có kế hoạch đến triển khai, giải ngân và phát huy tác dụng, dự án kích cầu thường đòi hỏi thời gian khá dài.

Vấn đề thứ hai là cách phân bổ. Kiểu phân bổ trước nay của các bộ, ngành là dàn trải và hệ quả là nguồn vốn phân bổ thường kém hiệu quả và có những dự án bị mất luôn cả vốn như các chương trình đầu tư mía đường, đánh bắt xa bờ...

Cũng cần xem lại có nên ưu tiên nguồn vốn cho các tập đoàn nhà nước hay không vì hiệu suất sử dụng đồng vốn thấp so với các khu vực kinh tế khác. Nếu rót vốn vào các dự án như cảng biển, sân bay... lại phải tính toán đến hiệu quả như nhiều dự án tương tự trước đây.

Như vậy, xây dựng tiêu chí nhận vốn đầu tư, xác định lĩnh vực đầu tư, dự án đầu tư để sử dụng gói tiền đầu tư thực sự mang lại hiệu quả là bài toán đặt ra đối với Chính phủ. Ưu tiên hàng đầu phải là những dự án có sức cầu và có khả năng hoàn trả vốn.

Có chuyên gia cho rằng nên sử dụng 1 tỉ đô la Mỹ như một khoản “vốn mồi” nhằm kích thích, huy động thêm nhiều tỉ đô la Mỹ nữa trong doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra. Theo chuyên gia này, khoản vốn nói trên có thể sử dụng để bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất thấp cho các dự án kích thích đầu tư, chẳng hạn bảo lãnh tín dụng từ 20-30% trên tổng giá trị hợp đồng cho vay từ các ngân hàng thương mại, sẽ gia tăng thêm nhiều dự án đầu tư khả thi, đồng thời có thể thu hút thêm nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp. Tất nhiên đây chỉ là một kiến nghị. Nhưng điều này gợi ra ý tưởng Chính phủ cần mời các chuyên gia kinh tế tư vấn và phối hợp với các bộ, ngành để thảo luận và đi đến những giải pháp kích cầu hữu hiệu, kịp thời.
(Theo TBKTSG)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link