27/11/2015 11:00 GMT+7 | Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) – Ngoài 2 nơi chính thức trao danh hiệu "nghệ nhân" đó là: "Nghệ nhân dân gian" của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân của Bộ VH, TT&DL, gần đây lại xuất hiện thêm danh hiệu "Nghệ nhân văn hoa dân gian" do Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam "vinh danh".
* Vinh danh "báu vật sống"
"Nghệ nhân dân gian" là danh hiệu vinh danh nghệ nhân đầu tiên, sớm nhất do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng. GS Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội nhiều nhiệm kỳ - cho biết, ngay từ những năm 2000, nhận thấy kho di sản dân gian đứng trước nguy cơ không thể cứu vãn nhiều nghệ nhân hoặc đã quá cố; hoặc còn sống thì cũng vào tuổi 70 - 80 rồi, Hội Văn nghệ dân gian đưa ra kế hoạch vinh danh các nghệ nhân mà UNESCO gọi là Báu vật nhân văn sống (Living Human Treasures).
Lễ vinh danh Nghệ nhân dân gian của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam
15 năm qua Hội Văn nghệ dân gian đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và vinh danh cho khoảng 300 người.
Cùng với Hội Văn nghệ dân gian, trong những năm qua, một số địa phương cũng đã có những hình thức tự vinh danh và hỗ trợ kinh tế cho các nghệ nhân cao tuổi.
Ngày 18/11/2015, Vụ thi đua khen thưởng, Bộ VH,TT&DL đã nhận quyết định số 2533 của Chủ tịch nước về việc phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” cấp Nhà nước cho 617 cá nhân, (trong đó 17 cá nhân được truy tặng). Nằm trong danh sách này, 39 Nghệ nhân Ưu tú của Hà Nội đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực Di sản Văn hóa Phi vật thể khác nhau như ca trù, hát chầu văn, hát trống quân, ẩm thự, làm diều sáo, nặn tò he, chơi nhạc… đã được Sở VH&TT thành phố tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu sáng 19/11/2015 tại Bảo tàng Hà Nội.
39 nghệ nhân ưu tú của Hà Nội được phong tặng
Trước đó, sau 12 năm xây dựng, Nghị định xét tặng các danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NNND), Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) chính thức có hiệu lực (ngày 7/8/2014) gồm 5 chương, 18 điều. Theo đó, việc xét duyệt các danh hiệu NNND, NNƯT sẽ được tiến hành 3 năm/lần, với 3 vòng xét duyệt từ các Hội đồng cấp cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước. Bên cạnh các đặc thù về tài năng và đạo đức, nghệ nhân được vinh danh còn phải đảm bảo tuổi nghề ít nhất 15 năm (NNƯT) hoặc 20 năm (NNND).
* Mập mờ danh hiệu "Nghệ nhân văn hoa dân gian"
Tuy nhiên, gần đây, trên nhiều trang mạng xã hội (Facebook) lan truyền thông tin về chương trình “Vinh danh” (có cấp Bằng chứng nhận Nghệ nhân văn hóa dân gian) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam phối hợp tổ chức.
Bằng chứng nhận "Nghệ nhân văn hóa dân gian". Ảnh báo Văn hóa
Để được vinh danh, các nghệ nhân phải bỏ tiền tài trợ. Theo lịch trình lễ Vinh danh Nghệ nhân văn hóa dân gian và Tôn vinh cá nhân tổ chức doanh nghiệp cống hiến vì sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân tộc sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Hà Nội. Sau thông tin này, Thanh tra Bộ VH,TT&DL đã có công văn nêu rõ việc vinh danh này của Trung tâm là không đúng thẩm quyền.
Thethaovanhoa.vn sẽ tiếp tục cập nhật về vụ việc này.
An Như
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất