5 đóng góp của “thành viên thứ 5” của The Beatles George Martin tới nền văn hóa đại chúng

10/03/2016 13:08 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Có thể nhiều người không biết tên George Martin, song có thể họ sẽ nhận ra âm thanh của ông, cùng với ban nhạc The Beatles, ông đã góp phần cách mạng hóa nền âm nhạc hiện đại.

Như nhà sản xuất Mark Ronson viết trên trang Twitter: “Chúng ta sẽ không bao giờ ngừng sống trong thế giới mà ông đã góp phần tạo nên”.


George Martin vẫn được xem "thành viên thứ 5 đích thực" của ban nhạc The Beatles

Martin đã qua đời hôm 8/3, tại nhà riêng. Hãy cùng báo Thể thao & Văn hóa điểm lại 5 đóng góp của Martin tới nền văn hóa đại chúng trong cuộc đời dài 90 năm của ông:

1. Tạo nên những đột phá mới với cùng ban nhạc The Beatles: Thành tựu rõ ràng và lâu dài nhất của ông là những gì ông làm với  The Beatles, mặc dù ban nhạc Anh huyền thoại này không phải là những nghệ sĩ duy nhất do ông quản lý.

Martin ký hợp đồng với John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr vào đầu những năm 1960 và biến họ thành Tứ Quái huyền thoại. Các album của ban nhạc đã trở thành các loại hình nghệ thuật, đến được với công chúng ở tất cả các lục địa và khảo sát những công nghệ thu âm mới.

Thêm nữa, mối quan hệ của ông với ban nhạc cũng tạo bước đột phá mới, khi các nghệ sĩ trình diễn dần tiếp quản vai trò của nhà sản xuất, tự soạn nhạc trong thời việc làm như vậy vẫn còn hiếm, trong khi Martin biến những sáng tác của họ thành các ca khúc ăn khách hàng đầu.  

2. Tạo nên những album có nhiều ca khúc: Với những công nghệ làm nhạc như hiện nay, thật khó có thể hình dung được thời các sản phẩm âm nhạc phải thu âm trên từng đĩa đơn. Song Martin đã sử dụng công nghệ thu nhiều bản nhạc, đang bắt đầu xuất hiện thời kỳ đó, để thử nghiệm với các giai điệu của The Beatles. Qua đó, ông tạo nên một sản phẩm âm nhạc chỉ có thể được xúc tiến trong phòng thu. Các âm thanh và nhạc cụ khác nhau có thể được phân tầng và mỗi tầng đều có thể điều chỉnh được, tăng tốc hoặc đảo ngược. Với công nghệ này, năm 1963 The Beatles tung ra album gồm 2 ca khúc, Please Please Me, và đến năm 1970 là album Hey Jude, gồm 8 ca khúc.


George Martin (giữa) và các thành viên ban nhạc Beatles khi giải lao trong quá trình thu âm

3. Tiên phong thu âm hài: Trong những năm 1950, hợp tác với nhiều nghệ sĩ như Peter Sellers, Spike Milligan, Martin đã góp phần đưa tiếng cười vào phòng khách của các gia đình ở khắp thế giới nói tiếng Anh bằng việc tiên phong thu âm các album hài.  Hồi năm 1982, ông nói với đài phát thanh BBC rằng, khi còn là một nhà sản xuất trẻ ở Parlophone, do không có các sản phẩm hài nhập khẩu từ Mỹ, ông phải tự tìm cách tạo ra các bản “hit”.

4. Đưa nhạc cổ điển vào rock: Tuy gắn bó với nhạc pop, song Martin lại có một nền tảng cơ bản về nhạc cổ điển. Ông thích nghe Chopin từ khi còn nhỏ và từng được đào tạo tại trường nhạc Guildhall ở London. Martin đã phá vỡ rào chắn giữa nhạc cổ điển và pop bằng việc đưa những kiến thức nhạc cổ điển của mình vào một số bản thu âm của The Beatles. Minh chứng rõ nhất cho việc này là phần trình bày của tứ tấu đàn dây trong ca khúc Yesterday. Ban đầu, Paul McCartney đã cười khẩy vào ý tưởng đó, nhưng sau khi nghe sản phẩm “ra lò”, McCartney quá bái phục Martin. Hôm 9/3, McCartney chia sẻ, đây là một trong những ký ức trìu mến nhất của ông về Martin.

5. Đưa ca khúc phim Bond vào vị trí đầu BXH: Trước thập kỷ 1960, các ca khúc trong phim hành động chưa bao giờ đứng đầu bảng xếp hạng. Song năm 1964, với phần sản xuất của Martin, ca khúc trong tập phim Bond Ngón tay vàng (Goldfinger) do Shirley Bassey thể hiện đã chiếm quán quân bảng xếp hạng. Thành tích này được lặp lại với ca khúc Live and Let Die (1971) của McCartney. Sau đó, nhiều ngôi sao từ ban nhạc Duran Duran đến Adele đều chiếm vị trí đầu bảng xếp hạng với các ca khúc trong phim Bond.

Tuấn Vĩ
Theo AP

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link