Phát hiện mới về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và Covid-19

17/03/2022 18:54 GMT+7 | Tin tức 24h

(Thethaovanhoa.vn) - Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường), COVID-19 có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mối liên hệ có thể xảy ra khác.   

10% người bị tiểu đường tử vong sau vài ngày điều trị nhiễm COVID-19

10% người bị tiểu đường tử vong sau vài ngày điều trị nhiễm COVID-19

Theo một nghiên cứu tiến hành với hơn 1.300 bệnh nhân nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trung bình cứ 10 bệnh nhân bị tiểu đường thì một người tử vong trong vòng 7 ngày điều trị ở bệnh viện. Kết quả nghiên cứu này được đăng ngày 29/5 trên chuyên san Diabetologia.

Khi cậu bé Nolan (11 tuổi) bắt đầu giảm cân và uống nhiều nước hơn trước, bố mẹ của em đã rất vui, cho rằng đây là sự tiến bộ vượt bậc, có được sau những lời khuyên hiệu quả của giáo viên tại lớp học dinh dưỡng mà Nolan đang tham gia.

Tuy nhiên, sự cáu kỉnh và thờ ơ bất thường của Nolan lại khiến họ lo lắng, trong khi các kết quả xét nghiệm cho thấy lượng đường trong máu của cậu bé vượt mức cho phép. Như vậy, chỉ 6 tháng sau khi mắc COVID-19 với các triệu chứng nhẹ, Nolan - sống tại thị trấn Crown Point, bang Indiana (Mỹ) - đã được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1.   

Cũng giống như bố mẹ của Nolan, các nhà khoa học ở Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới đang thắc mắc rằng liệu bệnh tiểu đường của cậu bé có liên quan đến virus SARS-CoV-2 hay không.   

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy - quá trình này có thể gây ra bệnh tiểu đường tạm thời ở những người dễ tổn thương.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Zaventem, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết các biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19 cũng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Các yếu tố đó bao gồm trì hoãn chăm sóc y tế ở những người có dấu hiệu ban đầu của bệnh, thói quen ăn uống không lành mạnh và ít vận động ở những người đã có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.   

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã xem xét hai cơ sở dữ liệu lớn của nước này về các trường hợp mới mắc bệnh tiểu đường, từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2021. Kết quả cho thấy căn bệnh này đã tăng lên đáng kể ở trẻ em từng mắc COVID-19. Tuy nhiên, báo cáo của CDC Mỹ không phân biệt giữa tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.   

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc cả hai tuýp bệnh tiểu đường này đều gia tăng ở trẻ em. Các báo cáo ở châu Âu và một số bệnh viện Mỹ cho thấy tình trạng này đã tăng nhanh trong thời kỳ đại dịch.   

Tiến sĩ Inas Thomas, chuyên gia tại Bệnh viện Nhi đồng Mott thuộc Đại học Michigan, chia sẻ: “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có chút lo lắng”. Bệnh viện của bà Thomas đã chứng kiến số bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 tăng 30% so với những năm trước đại dịch. Bà lo ngại điều này có liên quan đến bệnh COVID-19.

Tiến sĩ Thomas cho biết: “Chúng tôi chưa rõ liệu COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến căn bệnh này (tiểu đường) hay do một số yếu tố khác chưa được biết đến một cách đầy đủ. Chúng tôi hy vọng rằng xu hướng này có thể giúp xác định nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1”.   

Tuy nhiên, Tiến sĩ Rasa Kazlauskaite - chuyên gia về bệnh tiểu đường tại Trung tâm Y tế Đại học Chicago - nhận định các loại thuốc chống viêm steroid ở những bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 có thể làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Bệnh có thể tự khỏi sau khi ngừng sử dụng steroid, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tiến sĩ Kazlauskaite cho biết căng thẳng do COVID-19 và các bệnh khác cũng có thể gây ra lượng đường trong máu cao và bệnh tiểu đường tạm thời.   

Tiến sĩ Morten Bjerregaard-Andersen, chuyên gia về bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Tây Nam Jutland, thì cho rằng: “Theo lý thuyết, việc sản xuất insulin ở người mắc COVID-19 sẽ bị tổn hại nhiều hơn so với khi không mắc bệnh”.   

Bệnh tiểu đường tuýp 1, xảy ra khi tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin, loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Nguyên nhân của tình trạng này là do rối loạn tự miễn, dẫn đến hệ thống phòng thủ của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Bệnh nhân phải sử dụng insulin để kiểm soát tình trạng mãn tính.   

Bệnh tiểu đường tuýp 2, chủ yếu ảnh hưởng đến người trưởng thành, phát triển khi cơ thể kháng insulin, khiến lượng đường trong máu hiệu chỉnh kém. Nguyên nhân có thể do di truyền, thừa cân, lười vận động và thói quen ăn uống không lành mạnh. Căn bệnh này có thể được điều trị hoặc đảo ngược bằng cách thay đổi lối sống.   

Trên toàn cầu, hiện có hơn 540 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó có khoảng 37 triệu người ở Mỹ. Các bác sĩ lo ngại rằng COVID-19 và lối sống trì trệ trong đại dịch COVID-19 có thể là một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc căn bệnh này tăng vọt.

Thanh Phương/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link