Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 30): Tòa 'biệt thự điên khùng' ở thành phố Hải Phòng

09/05/2022 17:39 GMT+7 | Văn hoá

Trên tấm bản đồ thành phố Hải Phòng đầu thế kỷ XX, tại địa điểm gần cầu Quay (Pont Tournant) và đường Lò Lợn (Rue de l’Abattoire) có một địa danh được ghi bằng 2 chữ tiếng Pháp “Folie Marty”, nếu dịch nguyên nghĩa là “Marty điên khùng”…

Xem toàn bộ chuyên đề Ảnh = Ký ức = Lịch sử TẠI ĐÂY

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 29): Về chiếc ô tô đầu tiên ở Hà Nội của bác sĩ Yersin

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 29): Về chiếc ô tô đầu tiên ở Hà Nội của bác sĩ Yersin

Mới đây, trên Facebook, bạn Phùng Ngọc Khoa (13/4/2022) vừa viết về “chiếc ô tô đầu tiên ở Hà Nội”, quả là đề tài hấp dẫn để hiểu về lịch sử giao thông của nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng.

Thực ra, đó là địa điểm tọa lạc một tòa nhà bề thế, thiết kế có phần khác thường so với những kiến trúc đương thời, đến độ nhiều người cho rằng dáng vẻ của tòa nhà có phần cổ quái, mà chủ nhân lại có tên là Marty, hẳn là người có máu khùng điên (folie).

Chú thích ảnh
Chủ nhân ngôi biệt thự Marty

Nhiều cách bình phẩm

Trong cư dân có nhiều cách bình phẩm khác nhau, thấy cái mái cong cong giống đền chùa nhiều người gọi đó là “pagode”, ngôi nhà có không gian biệt lập trên nền đất rộng nên có người gọi đó là “villa”, rồi có người còn gọi là “cité”… Nhưng ít ai được tiếp cận, vì nó là ngôi nhà của một nghiệp chủ lớn người Pháp tên là A.R. Marty, lại không nằm trong trung tâm của thành phố cảng.

Chú thích ảnh
Ngôi nhà Marty điên khùng (Folie Marty). Bưu ảnh Bonal HP, số 30

Dịch giả Ngô Bắc trên trang mạng của mình có giới thiệu cuốn sách của tác giả người Anh tên là Alfred Cunningham, với tựa là The French in Tonkin and South China (Người Pháp ở Bắc kỳ và Nam Trung Hoa) viết sau chuyến đi thăm Bắc kỳ năm 1902, thời Toàn quyền Paul Doumer, chứng kiến những thay đổi do công cuộc khai thác thuộc địa mà viên toàn quyền này là người khởi động.

Trong sách, khi viết về thành phố Hải Phòng, tác giả có đoạn mô tả ngôi biệt thự này và chủ nhân của nó: “Ông A.R. Marty, người mà danh tính đã trở nên rất đỗi quen thuộc tại Bắc kỳ và đang nổi tiếng không kém tại Hong Kong, đã xây cất một ngôi nhà (kiểu) Trung Hoa tráng lệ bên ngoài thị trấn và bên cạnh đường xe hỏa. Nó được xây dựng rất công phu, phần lớn vật liệu được nhập cảng riêng từ Quảng Châu (Canton), cùng với công nhân xây dựng. Đó là một ngôi nhà khó tìm được đối thủ tương đương tại miền Nam Trung Hoa, nên hẳn phải tốn kém một khoản tiền khổng lồ. Sự khoái chí của những người Trung Hoa khi nhìn thấy nó là điều tự nhiên và nó được trang hoàng toàn bộ theo lối Trung Hoa, đầy đồ cổ và những vật đắt tiền mà ông Marty đã sưu tầm trong suốt thời gian ông cư trú lâu dài tại Trung Hoa. Ông đã vô cùng hãnh diện về nó và với lý do chính đáng, mặc dù tên mà địa phương gọi ngôi nhà là “nỗi điên rồ của ông Marty” (Marty’s Folly).

Chú thích ảnh
Ảnh nhà Marty nhìn từ đường xe lửa, cổng vào. Bưu ảnh HP, số 53

Được in vào nhiều bưu ảnh

Về chủ nhân, Auguste Raphael Marty (1841-1914) là người đã thành lập công ty mang tên mình ở Hong Kong vào năm 1874. Sau chuyến đi Bắc kỳ (1902), Marty đến Hải Phòng lập công ty (1904) vận tải biển (Compagnie de Navigation Tonkinoise) và sau đó liên danh với một doanh nhân khác là D’Abbadie, người đã kinh doanh tại đây từ cuối thế kỷ XIX (1885), thành lập Công ty Marty&D’Abbadie Shipyard Haiphong. Họ chuyên khai thác tuyến đường biển Hải Phòng - Hong Kong và hệ thống giao thông nội thủy khá mạnh ở Bắc kỳ.

Thời thuộc địa, tòa biệt thự này nổi tiếng đến mức được in vào nhiều tấm bưu ảnh để giới thiệu về thành phố nhượng địa Hải Phòng. Sau khi chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là ông Marty qua đời (1914), không rõ nội tình sở hữu ra sao. Nhưng vì nó ở vị trí ngoại vi vắng vẻ, xa khu vực nội thành sầm uất, lại kín cổng cao tường, nên ít có ai nói tới, rồi trải qua những biến cố lịch sử, tòa nhà gần như bị bỏ hoang…

Sau ngày Hải Phòng được tiếp quản (1955), khu đất rộng này được dùng làm Trường Nữ sinh số 8 và Trường Nam sinh số 4, dành cho học sinh miền Nam tập kết. Trong những năm Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại (1965-1972), vì tòa nhà nằm gần cầu Quay (cầu Hoa Lư và nay là cầu Tam Bạc) nên đến năm 1967, đã bị bom đạn Mỹ phá hủy hoàn toàn.

Vậy là từ đó, tòa biệt thự gây nhiều tranh cãi về vẻ bề ngoài đã dần đi vào quên lãng. Còn cái bí ẩn và cả bí hiểm của đời sống bên trong tòa nhà cũng mờ dần trong ký ức mọi người, về sau chỉ còn lại trên một số tấm ảnh.

Chú thích ảnh
Trên bản đồ vẽ Hải Phòng năm 1937, ở góc bên trái, gần đường sắt, có ghi dòng chữ Folie Marty
Chú thích ảnh
Biệt thự Marty, giám đốc công ty vận tải sông 1885-1906. Bưu ảnh Victor Élevet, HN, số 53. Nhật ấn 1906
Chú thích ảnh
Có khi nhà này gọi là ngôi chùa (pagode) Marty. Bưu ảnh Moreau, số 332. Nhật ấn 3/11/1906
Chú thích ảnh
Có khi được gọi là lâu đài (chatelet) Marty. Bưu ảnh Uni Commerciale Indochinoise, số 239. Nhật ấn 20/4/1910
Chú thích ảnh
Ảnh nhà Marty nhìn từ mé sông Tam Bạc. Flickr Mạnh Hải (Biệt phủ Marty)
Chú thích ảnh
Trụ sở công ty của ông Marty. Ảnh: tư liệu
Chú thích ảnh
Ngôi nhà Marty, Hải Phòng giai đoạn 1920-1929. Ảnh của Phủ toàn quyền. Flickr Mạnh Hải
Chú thích ảnh
Những chiếc tàu của Marty trên bến Hải Phòng. Ảnh: tư liệu

    QXN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link