Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp

20/03/2023 18:00 GMT+7 | Văn hoá

Nước Pháp thực dân tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, nhưng luôn tuyên truyền đó là cuộc chinh phục của nước Pháp văn minh để khai hóa cho những vùng đất hoang dã ở Viễn đông xa xôi.

Vì vậy, những kẻ xâm lược rất quan tâm đến việc khích lệ dưới hình thức tôn vinh những kẻ chết trận, chủ yếu là những lính đánh thuê được tuyểnmộ cho cuộc chiến tranh ấy. Xây dựng nghĩa trang và với một số trường hợp là tượng đài đã được thực hiện từ rất sớm, không kém phần trang trọng.

Tiếp theo 2 bài Những tượng đài đầu tiên ở Hà Nội, kỳ này sẽ tập trung vào các hình thức tưởng niệm tử sĩ do Pháp xây dựng ở Việt Nam thời thuộc địa.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 1.

Những bia mộ của quân Pháp-Tây Ban Nha tại Sơn Trà, Đà Nẵng

Những người lính của liên quân Pháp với Tây Ban Nha là những kẻ đầu tiên thiệt mạng trên bán đảo Sơn Trà khi tấn công vào Đà Nẵng từ mùa Thu 1858. Cho đến nay, khu nghĩa trang đầu tiên vẫn còn trên lưng núi và ở giữa thành Điện Hải, sau này Pháp chiếm được, đã xây dựng một ngôi nhà nguyện là những kiến trúc Tây phương dựng sớm nhất trên xứ sở này (nay cái còn cái mất).

Có những quân nhân rất thiện chiến, nhưng trong vai các hội viên địa lý, thực hiện những cuộc thám hiểm nhằm mở đường cho các cuộc hành quân, đã thiệt mang trong những hoàn cảnh khác nhau và được thực dân Pháp tôn vinh như những anh hùng.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 2.

Nhà nguyện được xây để tưởng niệm và cầu nguyện binh sĩ Pháp-Tây Ban Nha chết trận ở Đà Nẵng

Đó là trường hợp của Ernest Doudart de Lagrée, người dẫn đầu một đoàn khảo sát ngược dòng Mê Kông, tìm đường thâm nhập vào vùng Nam Trung Hoa, đã chết ngay sau khi cuộc thám hiểm kết thúc (1868). Hoặc một thành viên của đoàn này, nhưng sau đó chết trận tại Bắc kỳ, khi bị quân Cờ Đen phục giết trong trận Cầu Giấy (1873) là Francis Garnier.

Tại hiện trường gần Cầu Giấy (ngoại vi Hà Nội), nấm mộ của Garnier, cũng như của kẻ chết trận 10 năm sau đó (1883) là Henri Rivière đều được chính quyền thực dân xây mộ như những công trình tưởng niệm trang trọng.

Còn ở Sài Gòn, ngay cạnh tượng đài giống như một ngôi thápcủa de Lagrée, chính quyền thuộc địa xây một tượng đài rất hoành tráng, phỏng theo bức tượng đã được dựng ở chính quốc cho Francis Garnier, ngay tại cửa ngõ thành phố (nay là công trường Mê Linh).

Hình thức xây mộ theo phong cách tượng đài hình tháp xuất hiện ở rất nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta, nơi diễn ra chiến sự và có những quân nhân Pháp bị tử trận. Nhưng khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất xảy ra ở châu Âu, nước Pháphuy động hàng vạn lính thuộc địa từ Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) vượt đại dương sang tham chiến…Rồi Thế chiến kết thúc, với chiến thắng giành cho nước Pháp, thì trong vai trò là "mẫu quốc", nước Pháp càng xây dựng nhiều công trình tôn vinh mang tên chung là "chiến sĩ trận vong" (monument aux Morts à la Guerre), ghi nhận như sự gắn kết số phận giữa mẫu quốc và các thuộc địa của mình.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 3.

Đài tưởng niệm Doudart de Lagrée ở Sài Gòn

Chính quyền thực dân, cũng như Nam triều ở Bắc và Trung kỳ coi việc xây các công trình này như niềm vinh dự được đóng góp với cuộc chiến ở tận bên châu Âu, trong tư cách người thắng trận. Điều đó được thể hiện tất thảy trong các diễn văn khai mạc rất linh đình ở các công trình tưởng niệm này.

Huế là nơi xây sớm và hoành tráng theo phong cách truyền thống: Một bức bình phong lớn dựng ngay trước cửa Trường Quốc học, ghi danh tất thảy những người xuất thân từ dân sự hoặcquân sự, người chính quốc hoặc bản xứ đã đăng lính sang tham chiến ở hải ngoại. Nó được khánh thành ngày 23/9/1920, vào dịpnguyên Thủ tướng Pháp Paul Painlevé sang thăm Đông Dương.

Cũng năm ấy, còn là dịp kỷ niệm 50 năm Đệ tam cộng hòa, tại Hà Nội, một đài tưởng niệm tạm thời dựng trước quảng trường Nhà hát Lớn, rồi bị dẹp bỏ trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày đình chiến (1918-1928). Thay vào đó là khu đài tưởng niệm có quy mô lớn, được dựng tại khu vực gần Cột Cờ, với hình khối lớn, nhưng gắn kèm các tượng đồng đúc từ Pháp khá tinh tế với chủ đề "tứ dân" (sĩ nông công thương) và binh.

Gần đó, còn xây một nhà bia tôn vinh những binh sĩ Pháp-Việt chết trận. Có giả thiết cho rằng gần tượng đài này, phía đường Puiginier (nay là Điện Biên Phủ) là tượng đài Thống chế Ferdinand Foch cũng được đưa từ vườn hoa Tông Đản về đây (!?). Tại Sài Gòn và Hải Phòng, cũng nhưnhiều tỉnh lỵ khác, các công trình tưởng niệm tương tự với quy mô lớn nhỏ cũng được xây dựng vào dịp này.

Cũng cần nói thêm rằng, ngay tại Thủ đô Paris, tận dụng các mẫu nhà được làm rất cầu kỳ cho cuộc Đấu xảo thuộc địa Marseille 1922, chính quyền Pháp đã dựng một khu tưởng niệm các binh sĩ bản xứ người Đông Dương. Các công trình kiến trúc này (có phần dành riêng cho Lào, Cao Miên, cũng như cho người theo đạo Phậthoặc Thiên Chúa,mang tên Hoài Nam nghĩa sĩ miếu) được dựng trong một khu rừng ởNogent-sur-Marne. Lễ khánh thành rất trọng thể (9/6/1920), có sự chủ trì của Bộ trưởng Thuộc địa A. Sarraut, đến năm 1922, khi Khải Định qua thăm Pháp, có đến đây hành lễ.

Tất cả các tượng đài này ở Việt Nam, một số bị phá cùng đợt với lệnh của Thị trưởng Hà Nội Trần Văn Lai (1/8/1945), số còn lại cũng lần lượt bị phá bỏ cùng với việc nước Pháp rời khỏi chính trường Đông Dương.

Riêng công trình xây ở Pháp thì vì một sự bất cẩn hoặc hữu ý, chưa rõ ràng, đã khiến các tòa nhà bằng gỗ rất đẹpnày cháy trong một vụ hỏa hoạn.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 5.

Mộ quân Pháp khi đánh chiếm vùng ven biển Bắc kỳ, xây tại Hạ Long

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 6.

Khu bia mộ tưởng niệm các binh sĩ Pháp tử trận khi Đồn Mang Cá ở Huế bị tấn công 1885

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 7.

Mộ tưởng niệm Francis Garnier tại Hà Nội

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 8.

Mộ tưởng niệm Henri Rivière ở Cầu Giấy

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 9.

Khu tưởng niệm các sĩ quan và binh lính bị tử trận khi đàn áp Khởi nghĩa Yên Thế xây ở Phúc Yên

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 10.

Tượng Francis Garnier tại Sài Gòn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 11.

Nghĩa trang Tây (chốn cất người Âu và các sĩ quan Pháp) tại Hà Nội

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 12.

Mộ các quân nhân bị chết trận ở Sơn Tây khi đánh chiếm Bắc kỳ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 13.

Tượngđài ở Bạc Liêu

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 14.

Tượng đàiở Hải Dương

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 15.

Tượng đài ở Cần Thơ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 16.

Tượng đài ở Thanh Hóa

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 17.

Ở Sơn Tây

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 18.

Ở Hải Dương

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 19.

Tượng đài ở Nghệ An

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 20.

Ở Huế, trongngày khánh thành

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 21.

Hàng năm triều đình Huế tổ chức dâng hương

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 22.

Tượng đài ở tại Hưng Yên

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 23.

Tượng đài ởPhủ Lạng Thương, Bắc Giang

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 24.

Tượng đài ở Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 25.

Tượng đài ở Sài Gòn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 26.

Tại Hà Nội, hôm khánh thành, năm 1928

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 63): Tượng đài cho các tử sĩ của nước Pháp - Ảnh 27.

Khải Định đến tưởng niệm tại Pháp ngày 26/6/1922

QXN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link