Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào?

17/04/2023 17:28 GMT+7 | Văn hoá

Điện ảnh được mệnh danh là môn nghệ thuật thứ 7, có lịch sử như một trong những phát minh nổi bật nhất của khoa học công nghệ, kết hợp với nghệ thuật trình diễn của con người. Nếu tính từ những thước phim đầu tiên được quay và trình chiếu vào năm 1895 của anh em nhà Lumière ở nước Pháp, phim ảnh đã hiện diện ngót 130 năm qua.

Việt Nam là thuộc địa của nước Pháp, nên cũng sớm được tiếp cận được loại hình công nghệ và nghệ thuật mà thuở ban đầu còn được gọi là "hát hình máy", rồi về sau, phổ biến hơn là "chiếu bóng" (hoặc "chớp bóng"). Tuần báo Nam kỳ số 50, ra ngày 6/10/1898, có một bài quảng cáo (văn vần) với tựa đề là Hát hình máy, giới thiệu chương trình chiếu phim Yêu râu xanh (Barbe bleue) của ông D'Arc nào đó trước nhà Tổng đốc Chợ Lớn (nay là đường Châu Văn Liêm, quận 5, TP.HCM), có bán vé theo nhiều hạn.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 1.

Đơn vị chiếu bóng lưu động, chủ yếu người bản xứ, mà nhân vật trung tâm là sĩ quan René Tétart

Tiếp đó là một số bài viết mô tả và đánh giá các buổi chiếu này đã làm cho công chúng "lạ kỳ quá sức" Còn ở Bắc kỳ, cũng chỉ muộn hơn một, chút, tờ L'Avenir du Tonkin (Tương lai xứ Bắc kỳ) ngày 29/4/1899 ghi nhận sự kiện một trong những người học trò có sứ mệnh quảng bá điện ảnh của anh em nhà Lumière là Gabrielle Veyre đã tới Hà Nội và tổ chức buổi chiếu đầu tiên, miễn phí cho công chúng.

Tuy nhiên, đó chỉ là những sinh hoạt riêng lẻ, của những người muốn truyền bá hoặc kinh doanh loại hình nghệ thuật này trước khi chính quyền thuộc địa ở Đông Dương "vào cuộc". Thực tế cho thấy, những rạp chiếu bóng chỉ thực sự hình thành khi nền điện ảnh thế giới đã hướng tới những tác phẩm nghệ thuật (phim truyện) thực sự, chứ không chỉ dừng lại ở những loại phim ngắn mang tính thời sự, tài liệu, chủ yếu đánh vào sự hiếu kỳ của công chúng. Phải sau Thế chiến I (1919) thì mới bùng nổ sự ra đời trên thế giới cũng như ở Việt Nam những rạp chiếu chuyên dụng ở các đô thị lớn.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 2.

Di chuyển đến điểm chiếu

Tuy nhiên, điện ảnh ra đời đã sớm được các nhà chính trị nhận ra lợi khí tuyên truyền. Thế chiến I bùng nổ (1914) đã kích thích chính quyền các quốc gia tham chiếm tìm đến điện ảnh. Ở Đông Dương, Toàn quyền Albert Sarraut ở nhiệm kỳ thứ hai, nhận chức vào đầu năm 1917, tức là thời điểm Thế chiến I đang đạt tới cao trào trên chiến trường châu Âu, đã đẩy mạnh việc dùng điện ảnh vào công việc tuyên truyền ở cả thuộc đia. Sarraut đã vận động Bộ Chiến tranh Pháp cử sang Đông Dương những đơn vị điện ảnh chuyên nghiệp, cùng các thiết bị kỹ thuật, rồi thành lập tại Phủ Toàn quyền một cơ quan chuyên trách về điện ảnh và nhiếp ảnh…

Hoạt động của đơn vị này tập trung vào các mục tiêu: Trước hết là chiếu phim tài liệu về nước Pháp "văn minh" đang chiến thắng quân Đức "dã man" trên chiến trường, để cho công chúng thuộc địa giữ vững niềm tin vào mẫu quốc, giữa lúc ảnh hưởng chính trị của quân phiệt Đức (từ phía Nam Trung Quốc và Xiêm La) đang tác động mạnh mẽ vào Đông Dương. Dùng các cuộc chiếu phim dụ dân chúng đến xem để vận động mua "quốc trái" (thực chất là vơ vét tài lực của thuộc địa để nước Pháp đổ vào cuộc chiến). Một số nhà điện ảnh chuyên nghiệp từ Pháp sang sẽ tổ chức quay một số phim tư liệu ngắn giới thiệu về một Đông Dương trù phú và trung thành với mẫu quốc để trình chiếu ở Pháp và thế giới…

Về lĩnh vực này, chỉ một thời gian ngắn, các nhà làm phim Pháp đã quay được hai chục bộ phim giới thiệu về tài nguyên cao su, thuốc lá, mỹ thuật bản địa, lễ Nam Giao, lăng tẩm Huế, cảng Sài Gòn, Hà Nội, hoặc các sự kiện có tính thời sự ở Đông Dương.

Điều đáng nói là, các cuộc chiếu phim không chỉ được tổ chức ở các đô thị, mà chủ yếu là vùng nông thôn, kể cả vùng núi (đặc biệt là biên giới Việt-Trung), nguồn cung cấp về sức người và sức của cho cuộc chiến… Các buổi chiếu phim cũng là dịp để tuyên truyền việc bán "quốc trái" rộng rãi đến công chúng, để khơi thông tiền của, sinh mạng người bản xứ cho cuộc chiến trước mắt và cuộc đô hộ lâu dài của nước Pháp thực dân.

Bộ ảnh mà chúng tôi giới thiệu lần này mô tả hoạt động của một đơn vị chiếu bóng lưu động, thực sự là một công cụ tuyên truyền rất đắc lực. André Touzet, sau này là Thống sứ Bắc kỳ, có viết một bài (trên tờ Revue Indochinoise ngày 19/12/1916) mô tả buổi chiếu phim rất sát với những hình ảnh trên và cho biết rằng mỗi địa điểm chiếu trong 3 ngày, với nhiều chương trình, nên chung quanh bãi chiếu có nhiều hàng quán, ngoài phục vụ ăn uống, còn cho thuê cả chỗ ngủ để có thể dự được cả 3 tối chiếu phim…

André Touzet sau này cũng là tác giả của loạt sách viết về việc phát hành "quốc trái", một nguồn thu, cũng là một thủ đoạn bóc lột rất thành công của thực dân Pháp trong Thế chiến I, được thực hiện trên toàn Đông Dương.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 4.

Phải cưỡi thuyền vượt sông suối

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 5.

Phải vận chuyển các thiết bị nặng qua các địa hình hiểm trở

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 6.

Vượt qua một địa hình khó khăn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 7.

Các thiết bị được tập kết

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 8.

Dùng sức người để đưa máy phát điện vào vị trí

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 9.

Dựng màn chiếu

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 9.

Màn chiếu được dựng trên bãi trống

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 10.

Màn ảnh cho phép xem phim cả hai mặt

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 11.

Phông màn đã sẵn sàng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 12.

Phòng chiếu được dựng trên chòi cao

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 13.

Cờ nước Pháp tung bay trên bãi chiếu

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 14.

Máy phát điện được chuẩn bị sẵn sàng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 15.

Dân chúng đứng quanh những bích chương tuyên truyền cho cuộc chiến của nước Pháp

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 16.

Dân chúng kéo đến trước buổi chiếu

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 17.

Toàn cảnh bãi chiếu được trang trí thành cổng chào

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 18.

Một rạp chiếu bóng đầu thế kỷ XX

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 19.

Nhóm làm phim của Pháp đến Huế gặp các quan chức để làm phim

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 20.

Nhóm làm phim đang quay ở Tây Nguyên

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 66): Chiếu bóng đến nước ta như thế nào? - Ảnh 21.

I. Brun là một nhà điện ảnh chuyên nghiệp trong đơn vị

QXN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link