Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà

15/05/2023 16:03 GMT+7 | Văn hoá

Ở cung điện Huế, những cây quạt lớn bằng lông các loại chim quý có cán ngắn để kẻ hầu hạ đứng gần phe phẩy bên vua; cắm trên cán dài chủ yếu lại để phô trương cái quyền lực và sự sang trọng của chủ nhân. Tựa như cái lọng tán vàng luôn có mặt trên đầu của đấng quân vương, ngay cả khi đã ngồi trong kiệu...

1. Trong dân gian thì từ cái quạt bằng chất liệu thô không cần chế tác nhiều, có sẵn trong thiên nhiên như cái mo cau, nguyên tàu lá cọ cắt ra, hoặc đan bằng nan tre… Ra tới thành thị thì có chế tác làm cho cái quạt tiện dụng hoặc sang trọng hơn. Đến cái quạt hình tam giác, gấp vào xòe ra được nữ sĩ Hồ Xuân Hương khéo tả trong bài thơ "một lỗ sâu sâu" và "chành ra ba góc" để ai cũng phải nhớ, thì nó đã phổ biến trên toàn thế giới từ Đông sang Tây, có thể là ăn theo con đường tơ lụa chăng? Loại quạt gấp ấy, xoàng thì bằng giấy, sang trọng hơn bằng lụa là hoặc gấm vóc, cầu kỳ đắt đỏ thì bằng xương, bằng ngà ngọc…

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 1.

Cái quạt giấy trên tay khi chụp ảnh

Cái quạt ở xứ ta vốn khí trời oi nóng, có chức năng chính để quạt mát, nhưng cũng như các quý bà ở châu Âu vốn xứ hàn, thì cái quạt trên tay chủ yếu dùng để phối hợp với bộ mặt làm duyên, làm đẹp. Đàn ông xứ mình thì cầm quạt phành phạch lấy gió mát, đôi khi là xua đuổi côn trùng, nhưng có lúc lại phe phẩy tỏ ra nhàn nhã, thong dong… đôi khi còn để tỏ quyền lực dùng chiếc quạt như nối dài cánh tay chỉ bảo gia nhân hoặc con cái.

Còn những chiếc "quạt thước" dài và to là dành cho những người muốn tỏ cái oai của người có quyền thế… Và cái quạt trong tay bà đồng hoặc nghệ sĩ cũng được dùng hỗ trợ tối đa cho ngôn ngữ hành nghề riêng của mình.

Trong những tấm ảnh đầu tiên xuất hiện ở nước ta, cuối thế kỷ XIX đầu XX, cái quạt tựa như đạo cụ luôn có trong tay khi chụp ảnh, tựa như cái ô, cái quạt lông, cái nón thượng hoặc cái đồng hồ Tây mới nhập vào xứ ta…

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 2.

Một phụ nữ chụp hình với quạt

2. Nhưng có một vật dụng tạo mát, không cầm tay, mà lại treo lên trần nhà, được du nhập từ nước ngoài vào nước ta. Nó chưa được gọi là "quạt trần", vì dễ lẫn với thứ quạt chạy bằng điện treo trần nhà khá phổ biến sau này, được sáng chế đầu tiên vào năm 1882. Nó được gọi là "quạt kéo", còn tên gọi từ ngoại nhập về là "panka" hoặc "pankak" theo tiếng Hindu.

Có tài liệu cho rằng, loại quạt này vốn từ các nước Arab nhập vào Ấn Độ thời thuộc địa của Anh, rồi từ Ấn đến Việt Nam thời thuộc địa của nước Pháp, để khắc phục cái nóng nhiệt đới, trước hết cho những kẻ thực dân vốn đến từ xứ lạnh.

Nguyên lý hoạt động của loại quạt này là hệ thống dây mắc qua các ròng rọc nối với một tấm vải hoặc một số chất liệu khác tựa như chiếu đan bằng các loại sợi thực vật (đay, gai…) hoặc giấy bồi… được treo từ trần nhà buông xuống, tạo nên cái cánh quạt phe phẩy theo động tác của người kéo quạt đứng khuất đâu đó. Và gió tạo ra từ trên cao phả xuống những người ở bến dưới. Cái quạt kéo này có kích thước to nhỏ hoặc hình thù khác nhau tùy ý muốn của chủ nhà và được dùng trong nhiều gia đình "có điều kiện", công sở hoặc trường học…

Cái quạt kéo này được nhà cổ học Vương Hồng Sển mô tả trong các cuốn sách viết về Sài Gòn xưa như một phần nội thất của các gia đình khá giả; được nhà văn Nguyễn Công Hoan mô tả như một nghề lúc hàn vi của nhân vật chính Albert Thừa trong tiểu thuyết Đống rác cũ - một nghề nặng nhọc nhưng rất nhàm chán.

Tuy vậy, có một nhân vật có thật, sau này rất nổi tiếng, lúc nhỏ do hoàn cảnh gia đình đã phải đi kéo quạt thuê cho một lớp học. Chính nhờ vậy, câu bé vừa kéo quạt vừa nghe lỏm các bài giảng của thầy giáo mà nhập tâm nên người, được nhận vào học trường thông ngôn từ đó mà trưởng thành, đó là học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936).

Cái quạt kéo mất dần khi có quạt điện, rồi quạt trần thay thế, trước khi có điều hòa nhiệt độ. Nhưng cho đến tận thời kỳ sơ tán trong chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc, không có điện dùng, chiếc quạt kéo lại tái hiện, đặc biệt là trong các nhà trẻ, để xua cái nóng bức và ruồi muỗi. Một thế hệ các đứa trẻ lớn lên, vượt qua những mùa oi bức trong chiến tranh nóng bỏng để giờ đây cái quạt kéo chỉ còn trong ký ức ngày một mờ nhạt và những tấm ảnh hiếm hoi còn lại.

***

Cái quạt, vật tạo gió để mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho con người chắc đã có từ đời thượng cổ… Trong ngôi mộ nổi tiếng của vua Ai Cập cổ đại Tutankhamun, người ta còn thấy có hai chiếc quạt bằng lông chim đà điểu, nhưng như đã nói, với các bậc đế vương thì quạt không chỉ để làm mát. 

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 4.

Sứ thần chụp ảnh ở Pháp

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 5.

Những cô gái Sài Gòn lên ảnh với cây quạt trong tay

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 6.

Quạt long và lọng vàng theo chân vua Khải Định

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 7.

Quạt long và lọng vàng theo kiệu vua Bảo Đại

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 8.

Quạt kép panka trong phòng xử án của Tòa Vĩnh Long

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 9.

Trong một phong ăn của khách sạn ở Kiến An

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 10.

Quạt kéo trong một gia đình người Âu ở Sài Gòn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 11.

Quạt kéo trong phòng ăn của trường Sarraut

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 12.

Cũng mộ loại quạt panka

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 13.

Phòng học trường Sarraut lúc dùng quạt trần chạy điện

QXN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link