07/09/2018 19:12 GMT+7
(Thethaovanhoa.vn) – Jose Mourinho từng gây mối bất hoà. “Tôi nghĩ ngày nay chúng tôi được coi là head-coad (HLV chỉ tập trung vào công tác chuyên môn) hơn là manager (người quản lý không chỉ công tác chuyên môn mà còn có quyết định ở các vấn đề khác như chuyển nhượng, chiến lược và đường lối phát triển đội bóng)”, ông nói sau trận Man United thắng Leciester hồi tháng trước.
Vai trò của manager ngày càng bị giảm đi bởi sự vươn lên của cấu trúc, của việc kiểm soát quyền lực được tạo ra từ Chủ tịch và Giám đốc điều hành, Giám đốc bóng đá và thậm chí ngay từ cầu thủ. Như nhiều người đi trước và cả những người đi sau ông, Mourinho ghen tị với quyền lực toàn phần của Sir Alex Ferguson. Việc HLV người Bồ không thể tăng cường lực lượng ở vị trí trung vệ và chạy cánh ở mùa Hè vừa qua cho thấy rằng ông không được coi là manager ở Old Trafford.
Thực trạng đó đánh dấu sự chia cắt khá rõ rệt bản chất quyền lực của HLV bóng đá ngày nay. Thông thường và đơn giản nhất mọi người thường hình dung sự chia cắt giữa HLV người Anh và người nước ngoài, HLV già và trẻ, HLV trường phái tấn công và phòng ngự, HLV có triết lý theo lối bóng ngắn và bóng dài – nhưng ý nghĩa sâu xa hơn, bao quát hơn nằm ở sự chia cắt giữa những người có quyền điều hành cả một CLB với những người ước mình có thể làm thế nhưng thỉnh thoảng lại bị từ chối ước nguyện và bày tỏ công khai sự thất vọng.
Ở trường phái đầu tiên có thể kể ra những cái tên nổi bật với những cá tính khác nhau như Ferguson, Arsene Wenger, David Moyes, Roberto Martinez, Mauricio Pochettino và Jurgen Klopp. Trong khi đó, phần còn lại thì Mourinho, Roberto Mancini và Antonio Conte là 3 trường hợp điển hình khi làm việc tại Anh.
Mẫu số chung của trường phái thứ 2 là sẵn sàng chỉ trích cầu thủ, luôn muốn mua nhiều cầu thủ mỗi năm và rất thích đưa về những bản hợp đồng đã luống tuổi. Họ đều nghĩ bản thân mình là người chiến thắng nên họ luôn nghĩ mình có cách tốt nhất để giành những danh hiệu. Họ nghĩ họ chịu tác động của một thế giới mà những manager hiếm khi được trao cơ hội, trao thời gian để dày công xây dựng một đội bóng đạt tới thành công sau nhiều năm. Họ còn nhìn vào 6 manager ở trên và thấy rằng có 5 trong số họ không có khả năng mang về danh hiệu hoặc đã khát danh hiệu suốt một quãng thời gian dài và ở khía cạnh này, trong vô vàn manager thì chỉ có Ferguson là ngoại lệ.
Từ đó sinh ra sự đối lập giữa chủ-nghĩa-dài-hạn và chủ-nghĩa-ngắn-hạn, tính bền vững và thành công tức thì. Nói về những manager là nói về những người kiêm nhiều vai trò bao gồm cả vai trò Giám đốc bóng đá, nơi họ luôn có niềm tin vào cầu thủ trẻ, luôn có kế hoạch cho tương lai và cả vai trò Giám đốc điều hành, nơi họ điều tiết những vấn đề ngoài chuyên môn. Họ nhận ra rằng với quyền lực đó, họ phải có trách nhiệm để giữ gìn cho tương lai CLB, nắm bắt được tình hình tài chính, phải kiềm chế việc mua sắm tất cả những cầu thủ mình thích khi cần để tránh những hệ quả khó lường về tài chính cũng như tạo ra niềm tin cho cả tập thể.
Việc mua sắm mạnh tay của Klopp ở mùa Hè vừa qua đã tạo ra rất nhiều sự chú ý làm một vài người liên tưởng tới Mourinho nhưng trên thực tế, ông sẽ không mua sắm nếu tình hình CLB không cho phép. Wenger thì là điển hình của việc điều tiết tình hình mua sắm, mua rẻ bán đắt và giúp Arsenal vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn về tài chính. Pochettino thì đang khắc khổ cùng Tottenham khi CLB vừa xây xong SVĐ mới như cách mà Wenger từng trải qua.
Moyes từng có 11 năm ở Everton với mức chi tiêu ròng chỉ 2,8 triệu bảng/năm. Martinez thì phải chấp nhận tươi cười giảm cấu trúc lương hồi còn ở Wigan. Họ cùng ở một trường phái nhưng mỗi người một cá tính. Từ một Martinez lạc quan tới một Ferguson dữ tợn, từ một Klopp sôi nổi đến một Moyes nghiêm nghị. Ferguson thì không bao giờ chỉ trích nhà Glazers cũng như cái cách mà Pochettino đồng thuận với Tottenham dù họ không mua sắm ở mùa Hè vừa qua. Họ đều hiểu và chấp nhận tình hình tài chính của CLB. Họ đều tập trung vào những cầu thủ đang có hơn là mơ mộng về những cái tên chưa rõ ràng.
Họ đều tránh việc tiêu xài những đồng tiền đang có mà không quan tâm đến tương lai của CLB. Họ luôn cố gắng để không làm xáo trộn độ tuổi trung bình của CLB. Đó là lý do tại sao Man United miễn cưỡng đầu tư vào những cái tên 29, 30 tuổi như Toby Alderweireld, Jerome Boateng, Willian và Ivan Perisic hay trước đó là những cái tên đã đến như Alexis Sanchez và Nemanja Matic.
Ngày nay, để trở thành một manager, một nguời có quyền lực vượt ra ngoài khuôn khổ sân bóng để có tiếng nói ở bộ sậu của CLB, một người được tin tưởng cả ở lĩnh vực quản lý lẫn kinh doanh, thực sự là một điều khó khăn, chưa muốn nói là thời đó đã qua. Tư tưởng của các ông chủ có lẽ đã khác. Điều đó có thể làm những người như Mourinho bực mình nhưng thực tế là ông khônh phải người tạo được niềm tin ở trường phái manager, hay chí ít ông vẫn chưa làm tốt vấn đề chuyên môn khi danh hiệu lớn vẫn ngoảnh mặt với Man United.
Hữu Nam
Theo ESPN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất