(Thethaovanhoa.vn) - Như Thethaovanhoa.vn đã thông tin, hôm qua (22/1) tại 206/19/30 Long Thuận, Q.9, TP.HCM, Bảo tàng Áo dài - có lẽ là đầu tiên tại Việt Nam và thế giới - đã chính thức khai trương. Với hơn 500 hiện vật áo dài và hơn 3.000 ảnh chụp, công phu mà nhà thiết kế thời trang Sĩ Hoàng và cộng sự bỏ ra trong 10 năm qua xứng đáng được ngưỡng mộ. Thế nhưng xét về tiêu chí bảo tàng và công tác trưng bày, hẳn còn nhiều điều đáng bàn…
Trong một cuộc trò chuyện trước đây, Sĩ Hoàng hình dung không gian áo dài sẽ gồm có bảo tàng và nhà hát, với khuôn viên chừng 10ha, nay rộng 2ha, xem như cũng đi được 1/5 ước mơ. Anh đã nói: “… sẽ có rừng, ở đó sưu tập tất cả các loại tre trúc của Việt Nam, ngoài ra có hồ nhưng chỉ thả sen. Đó là những loại cây biểu tượng cho con người Việt Nam”. Nay thì khuôn viên phổ biến với dừa cùng các loại cây khác, tre và sen chưa thấy. Sinh động áo dài
Phải công nhận một điều rằng, ngay với các tổ chức của nhà nước, để xây dựng được bảo tàng áo dài quy mô như thế này cũng không hề đơn giản, trong khi đây lại là do cá nhân thực hiện. Nơi đây được cho là có mẫu áo dài tứ thân thế kỷ 17, áo dài năm thân thế kỷ 18, áo dài Cát Tường (hiện đại) đầu thập niên 1930, áo dài hở cổ thập niên 1950, áo dài Sài Gòn thập niên 1960, áo dài hippy thập niên 1960…
Gọi áo của vương thân nhà Trịnh thế kỷ 18 là áo dài theo hình dung hiện tại, e là hơi gượng ép (!?)
Riêng về hoạt động trưng bày, bảo tàng sẽ luân phiên giới thiệu: áo dài qua các thời đại; áo dài của những phụ nữ cao quý; áo dài trẻ em; trong hội nhập quốc tế; trong sáng tạo chất liệu; trong tạo hình búp bê; do trẻ em vẽ trên giấy; trong văn học nghệ thuật, âm nhạc, phim ảnh…; phụ kiện và các dụng cụ liên quan đến may đo, trang trí áo dài… Ngoài ra, khách tham quan có thể tham gia “thiết kế” áo dài trên giấy; mua áo dài may sẵn; mặc thử áo dài trong không gian truyền thống; may áo dài cấp tốc một ngày; xem trình diễn thời trang và phim ảnh tài liệu về áo dài…
Theo nhà thiết kế Sĩ Hoàng thì: “… mỗi ngày tôi luôn “nghe ngóng” tìm xem ở đâu có người muốn tặng, muốn bán áo dài để bổ sung thêm. Sau khi bảo tàng ra đời, sẽ có một kế hoạch quảng bá rộng rãi, mời gọi mọi người sang nhượng, hiến tặng áo dài không sử dụng để kho hiện vật được phong phú hơn”.
Nhìn vào mô hình hoạt động khá sinh động như vừa kể, rõ ràng ban quản trị không muốn đây là một bảo tàng tĩnh, chỉ lưu giữ ký ức chết, mà cho nó một đời sống mới. Nếu tiêu chí: “bảo tồn - cách tân - hiện đại” được thực hiện hiệu quả thì tương lai đây sẽ là một địa chỉ đáng lui tới.
Áo dài bước qua 5 thế kỷ?
Lâu nay nhiều người vẫn hình dung áo dài là câu chuyện nội sinh, gần như xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, với Bảo tàng Áo dài thì không như vậy. Với những áo tứ thân hình thành từ thế kỷ 17, áo của vương thân nhà Trịnh thế kỷ 18, áo đoạn kép của hoàng đế thế kỷ 19, áo phượng bào Thu Đông của hoàng hậu thế kỷ 19… cũng được xếp vào áo dài thì tiêu chí về áo dài đã thay đổi.
Bởi nếu nhìn cởi mở như thế thì những vương phục, quan phục thời phong kiến là nguồn cội của áo dài Việt Nam (?). Đồng ý rằng những trang phục này có gợi hứng về ý tưởng để các họa sĩ, nhà thiết kế đầu thiết kỷ 20 vẽ nên chiếc áo dài quyến rũ và táo bạo như ta thấy. Nhưng nếu đẩy lịch sử áo dài về tận thế kỷ 17 (cách đây 5 thế kỷ), thì có vẻ như hơi gượng ép và cũng không sòng phẳng, bởi lịch sử trang phục của triều đình phong kiến Việt Nam không chỉ dừng lại ở cột mốc này.
Về cách trưng bày, việc bố trí áo dài của những tên tuổi hiện đại như Anh hùng Nguyễn Thị Định, gia đình nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, NSND Kim Cương, NSND Bạch Tuyết, nghệ sĩ múa Vương Linh… xen kẽ và ngang bằng đẳng cấp với áo của hoàng thân nhà Trịnh, nhà Nguyễn, áo dài tứ thân… thì hơi bất cập. Đúng lý, nên phân lô riêng và nên xếp theo tiến trình lịch sử.
Có một ước mơ về hòa bình được vẽ nên bằng những tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Quốc Thái. Nói cách khác qua triển lãm chân dung của Nguyễn Quốc Thái được khai mạc vào hôm nay, 29/4, người xem sẽ thấy mơ ước hòa bình của ông.
Ở tuổi 73, dù đối mặt với những thử thách sức khỏe, Hồng Kim Bảo vẫn sống với niềm đam mê mãnh liệt và tìm thấy ý nghĩa trong những khoảnh khắc giản dị nhất, từ việc tự tay đi chợ đến việc tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật.
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan.
Trong những ngày tháng 4 lịch sử, trung vệ thép một thời của bóng đá Việt Nam, ông Lê Khắc Chính lại bồi hồi nhớ về trận cầu đoàn tụ, nối liền Nam - Bắc vào ngày 7/11/1976. Trận đấu lịch sử giữa Tổng cục đường sắt Việt Nam và Cảng Sài Gòn mãi còn vẹn nguyên trong ký ức của cựu danh thủ đã bước sang tuổi 70.
Ngày 29/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith (Thoong-lun Xi-xu-lít) nhân dịp đồng chí và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào sang dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau 2 ngày chiếu sớm, phim điện ảnh Lật mặt 8: Vòng tay nắng của đạo diễn Lý Hải đứng top 1 phòng vé Việt, nhận về nhiều phản hồi tích cực từ khán giả.
Hơn 8 thập kỷ trước, hai họa sĩ trẻ Joe Shuster và Jerome Siegel bán bản quyền nhân vật Superman cho DC Comics với giá chỉ 130 USD (tương đương khoảng 2.900 USD hiện nay). Từ một thương vụ nhỏ bé năm 1938, Superman đã trở thành biểu tượng văn hóa trị giá hàng tỷ USD, nhưng cũng là tâm điểm của các cuộc tranh chấp pháp lý kéo dài.
Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã quyết định mời trọng tài ngoại làm nhiệm vụ trong trận “chung kết sớm” của mùa giải V-League 2024/25 giữa CLB Hà Nội và CLB Thép Xanh Nam Định, diễn ra lúc 19h15 ngày 4/5 trên sân Hàng Đẫy.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 29/4, tại Công viên Âu Lạc (Quận 5), Bộ Công an đã tổ chức Lễ khánh thành Tượng đài Công an nhân dân "Vì bình yên cuộc sống".
Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt tại tư gia các đồng chí ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày hội HP Việt Nam với chủ đề "30 năm kiến tạo - Định hình xu hướng tương lai" vừa được diễn ra tại TPHCM. Sự kiện có sự tham dự của các lãnh đạo cấp cao HP tại Việt Nam và khu vực.
XSMB 29/4: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba ngày 29/4/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.