Bắc Ninh: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

28/10/2022 14:54 GMT+7 | Văn hoá

Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với phát triển du lịch, Đề án "Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030" đề ra đón và phục vụ trên 5 triệu lượt du khách, doanh thu khoảng 4,5 nghìn tỷ đồng, đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành trung tâm du lịch văn hóa lớn của cả nước.

Nhằm thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch. Phát triển ngành du lịch Bắc Ninh tương xứng với tiềm năng, lợi thế về di sản văn hóa; phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, du lịch thông minh. Mục tiêu đến năm 2030, Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và cả nước. Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo mục tiêu Đề án, giai đoạn thứ nhất từ năm 2021 – 2025, tỉnh Bắc Ninh sẽ đón và phục vụ từ 2 - 2,5 triệu lượt du khách. Có trên 20 ngàn lao động ngành du lịch, trong đó 80% lao động qua đào tạo. Đến năm 2025, đón và phục vụ từ 2 - 2,5 triệu lượt khách du lịch. Tổng thu du lịch ước đạt 2 nghìn tỷ đồng.

Đồng thời ưu tiên phát triển từ 3-5 sản phẩm du lịch từ giá trị di sản văn hóa nổi trội để phát triển thương hiệu du lịch của tỉnh. Phát triển cơ sở hạ tầng: Nâng cấp, chỉnh trang hạ tầng điểm du lịch và các tuyến giao thông kết nối các di sản văn hóa tiêu biểu. Hoàn thành số hóa các di sản văn hóa tiêu biểu.

Bắc Ninh: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa - Ảnh 1.

Lễ hội Thủy tổ Kinh Dương Vương, tại thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Trong giai đoạn hai từ năm 2025 – 2030, ngành Du lịch tỉnh Bắc Ninh đón và phục vụ trên 5 triệu lượt du khách. Tổng thu du lịch đạt khoảng 4,5 nghìn tỷ đồng. Có trên 25 ngàn lao động ngành du lịch, trong đó 85% lao động qua đào tạo. Phát triển thêm từ 3-5 sản phẩm du lịch để đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa. Phát triển đồng bộ các dịch vụ, sản phẩm du lịch văn hóa, các tiện ích du lịch, ứng dụng công nghệ số, đưa du lịch là ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. Hoàn thiện hệ thống tuyến, điểm du lịch, có ít nhất 2 khu du lịch cấp tỉnh và 1-2 mô hình du lịch cộng đồng từ các làng Quan họ, làng nghề truyền thống, nông nghiệp, nông thôn. Hoàn thành cơ sở dữ liệu văn hóa của tỉnh.

Đề án cũng tập trung vào bốn dự án ưu tiên đó là: Đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu tại các điểm du lịch đã được công nhận trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thời gian thực hiện từ năm 2023-2030; phát triển du lịch trên sông Đuống và sông cầu (từ năm 2022-2030); đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2022-2025; phát triển du lịch cộng đồng làng Quan Họ Viêm Xá (Khu Diềm).

Tổng vốn đầu tư cho 4 dự án ưu tiên dự kiến 4.103 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 2022-2025 có tổng vốn đầu tư 1.163 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 206 tỷ đồng, xã hội hóa 957 tỷ đồng. Giai đoạn hai từ năm 2026-2030: Tổng vốn đầu tư 2.940 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 148 tỷ đồng, xã hội hóa 2.792 tỷ đồng.

Bắc Ninh: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa - Ảnh 2.

Hát quan họ ngày xuân, tại hội Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Kế hoạch đề án triển khai một số chương trình du lịch "Mỗi người dân là một tuyên truyền viên di sản văn hóa, hướng dẫn viên du lịch"; "Ngoại khóa Văn hóa - Du lịch" trong giáo dục các cấp học; tuyên truyền, thực hiện "ứng xử văn minh du lịch tại các trường phổ thông, các điểm di tích, điểm du lịch, cộng đồng dân cư, các khách sạn, nhà hàng và các khu vực công cộng như: Bến xe khách, khu công viên...; Phát triển mạng lưới các khu, điểm du lịch từ hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu. Hình thành 1 khu du lịch văn hóa mang tầm cỡ quốc gia và 7 khu du lịch văn hóa tiêu chuẩn cấp tỉnh; đầu tư hạ tầng để khai thác hiệu quả 14 điểm du lịch đã được UBND tỉnh công nhận điểm du lịch.

Tỉnh đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như: Múa Rối nước, hát Trống Quân, nghệ thuật Chèo, Tuồng. Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trở thành một điểm đến, định kỳ tổ chức các hoạt động biếu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa quan họ và các loại hình nghệ thuật dân gian trong và ngoài nước; trưng bày, triển lãm không gian văn hóa quan họ...; thường xuyên mở cửa phục vụ khách tham quan, du lịch.

Tổ chức chưong trình nghệ thuật hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền từ 4 kỳ/năm trở lên, gắn với các hoạt động của phố đi bộ và các sự kiện, chương trình văn hóa, thể thao, du lịch lớn. Định kỳ hàng năm tổ chức Hội thi hát dân ca Quan họ Bắc Ninh và tố chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu quảng bá Dân ca Quan họ Bắc Ninh qua các hoạt động ngoại giao văn hóa và một số hình thức khác…

Để thực hiện hiệu quả Đề án, 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chi tiết được đề ra, trong đó nhấn mạnh: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở đối với công tác bảo vệ, gìn giữ giá trị di sản văn hóa và nhiệm vụ phát triển du lịch. Triển khai quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch phù hợp với Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối, đôn đốc và tham mưu với UBND tỉnh; Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, Hiệp Hội Du lịch Bắc Ninh hưởng ứng, tham gia thực hiện Đề án.

NP

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link