Bài 2: Ai giống ai?

10/06/2009 06:00 GMT+7 | Văn hoá

(TT&VH Cuối tuần) - Nguyễn Văn Đức "nhái" Đào Hải Phong. Đào Hải Phong "nhái" Tandi Venter và Bùi Xuân Phái?

Ai giống ai?

Năm 2006, trả lời phỏng vấn trên báo Tiền Phong, họa sĩ Đào Hải Phong đã chỉ đích danh gallery thuộc hàng “top” ở trong nước là Mai Gallery (183 Hàng Bông, Hà Nội) đang giới thiệu và bán những tranh nhái phong cách Đào Hải Phong của tác giả trẻ Nguyễn Văn Đức.


Tác phẩm của Nguyễn Văn Đức - người bị cho là nhái phong cách Đào Hải Phong

“Lượng tranh nhái giờ đây nhiều hơn cả tranh thật và được rải đầy các gallery lớn nhỏ ở Hà Nội và TP.HCM. Về loại tranh này, tôi muốn miêu tả bằng từ “rất quái thai”. Ví dụ: mô-típ nhà của tôi (họa sĩ Đào Hải Phong) được lồng ghép với mô-típ cây của họa sĩ Lê Thanh Sơn một cách thô thiển và vụng dại; phong cách của họa sĩ Hồng Việt Dũng được sử dụng để làm nền cho một vài dạng tranh chân dung khác nhưng nếu không thật hiểu biết và tinh mắt, người ta chỉ có thể gật đầu tin đó là tranh Hồng Việt Dũng...” - họa sĩ Đào Hải Phong.

“Phản công” lại, họa sĩ Nguyễn Văn Đức đưa ra những so sánh cụ thể làm bằng chứng, để cho rằng khá nhiều bố cục phố hoặc nông thôn của họa sĩ Bùi Xuân Phái đã được Đào Hải Phong sử dụng trong trong tác phẩm của mình, và một số viễn cảnh trong tranh của nữ họa sĩ người Nam Phi Tandi Venter trở thành cận cảnh trong tranh Đào Hải Phong. “Cái gọi là phong cách trong tác phẩm hội họa cụ thể lại là một khái niệm rộng, ít nhiều trừu tượng. Ranh giới này càng trở nên mong manh hơn nếu so sánh những tác phẩm của hai họa sĩ khác nhau. Nếu chúng ta không thận trọng, thì luận điểm này dễ bị lợi dụng, dẫn đến tình trạng suy diễn, cảm tính, áp đặt để xúc phạm nghề nghiệp và hạ bệ lẫn nhau giữa các họa sĩ” - họa sĩ Nguyễn Văn Đức.


Có gì gần gũi giữa: 1. Phố (tranh Bùi Xuân Phái), 2. Tác phẩm của Đào Hải Phong và
3. Tác phẩm của Tandi Venter, 4. Cây (tranh Đào Hải Phong)

Dù sau đó rất nhiều họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật lên tiếng, thậm chí đề nghị các cơ quan quản lý mỹ thuật và cơ quan pháp luật phải vào cuộc, nhưng vụ việc chỉ dừng lại ở “khẩu chiến”. Không nghệ sĩ nào “rảnh việc” để đưa vụ này ra tòa, do đó “đương sự” vẫn “đương nhiên hành sự”, kể cả người vẽ lẫn gallery bán tranh. Hiện nay, gần 3 năm sau vụ phát giác nói trên, nếu vào trang web www.maigalleryvietnam. com vẫn có thể xem được những tác phẩm của Nguyễn Văn Đức, sau giai đoạn “giống Đào Hải Phong”, hiện nay “hơi giống” phong cách của Lê Thanh Sơn, một tác giả ăn khách khác trên thị trường.

Quyền được ảnh hưởng: một phần quá trình thành nghệ sĩ

Albert Marquet và Bùi Xuân Phái


Tranh Marquet (trái) và Bùi Xuân Phái

Có thể thấy sự gần gũi giữa những nét lớn (contour), những mảng khối đơn giản trong các tác phẩm hội họa của Bùi Xuân Phái với tranh của Albert Marquet, danh họa Pháp thuộc trường phái ấn tượng. Nhưng với hội họa Việt, Bùi Xuân Phái có đóng góp rất lớn về hình. Ông có một cảm nhận rất giỏi về đặc điểm của người Việt khi dựng hình và điều đó đã tạo nên một Bùi Xuân Phái rất Việt Nam.

Lưu Công Nhân và những bậc thầy chủ nghĩa Ấn tượng, Hậu ấn tượng


Từ trái sang: Tranh của Vlaminck, Matisse và Lưu Công Nhân

Sinh thời, họa sĩ Lưu Công Nhân rất yêu thích Vlaminck, Matisse, Paul Seurat, những bậc thầy của chủ nghĩa Ấn tượng và Hậu ấn tượng phương Tây. Các tác phẩm của ông phảng phất ảnh hưởng của những danh họa này.

Trọng Kiệm không ra khỏi cái bóng của Picasso

Tranh Picasso

Thật ra thiên tài Picasso có ảnh hưởng tới rất nhiều họa sĩ Việt Nam và thế giới. Thế giới hội họa mênh mông, phong phú, đa trường phái và biến động không ngừng của Picasso tỏa bóng xuống nhiều họa sĩ sau ông.

Bài 3: Họa sĩ Trần Lưu Hậu: Điều cốt lõi là bản lĩnh của nghệ sĩ

Nguyễn Quân

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link