Bài học từ drama Võ Hà Linh: Hãy bớt 'sùng bái' reviewer

13/04/2023 11:39 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Thói quen xem review trước khi lựa chọn sản phẩm, món ăn, bộ phim hay địa điểm nào đó không sai. Nhưng chúng ta cũng cần có kiến thức, lập trường và bản lĩnh để đưa ra những quyết định sau đó.

Đến hiện tại, những lùm xùm xung quanh công việc review hay livestream bán hàng của người được mệnh danh "chiến thần tóp tóp" Võ Hà Linh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trên mạng xã hội, trong các group lớn nhỏ, dân tình vẫn không ngừng bàn tán về nhân vật này. Người bênh kẻ chê đều có đủ và hầu hết các thảo luận đều thu hút lực lượng lớn "comment, like, share" của netizen.

Không thể phủ nhận sức nóng và tầm ảnh hưởng của cái tên Võ Hà Linh đối với khán giả. Đổi ngược lại nếu cô không phải "chiến thần" có hàng triệu follower mà chỉ là một người bình thường, có lẽ những đánh giá không tốt của cô về quán ăn này hay sản phẩm kia... không đủ sức để tạo thành drama "gây bão" cho công đồng mạng.

Bài học từ drama Võ Hà Linh: Đừng 'sùng bái' reviewer cũng đừng tin sái cổ lời họ nói  - Ảnh 1.

Sau loạt lùm xùm, "chiến thần Võ Hà Linh" bị đông đảo khán giả quay lưng

Công bằng mà nói, góp phần tạo nên "hiệu ứng Hà Linh" phải kể đến một bộ phận đông đảo người tiêu dùng đã đặt quá nhiều niềm tin khi xem các clip review của cô "idol tóp tóp" này. Chính vì niềm tin quá lớn, nên bất kì thông tin nào được Hà Linh đưa ra cũng sẽ ghim chặt trong tâm trí bạn và rồi bạn coi đó như "kim chỉ nam". Đây chính là sai lầm vô cùng tai hại.  

Reviewer chỉ mang tính tham khảo, không mang tính quyết định 

Chúng ta đều hiểu rằng, nghề reviewer là nghề đánh giá những trải nghiệm về một sản phẩm, dịch vụ, món ăn, bộ phim,…. Reviewer sẽ nói lên cảm nhận, đánh giá chân thực nhất của CÁ NHÂN khi đã trải nghiệm. Từ đó giúp mọi người quyết định có nên sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó hay không.

Rõ ràng, reviewer chỉ mang tính tham khảo và không mang tính quyết định. Và chúng ta cũng cần tham khảo không chỉ ở một người mà nên tham khảo nhiều người, nhiều nguồn khác nhau.

Quay trở lại câu chuyện review khen chê của Võ Hà Linh. Đồng ý rằng, Hà Linh có phần "lố" trong công việc của mình, từ biểu cảm, giọng nói, tác phong... đến những đánh giá "thẳng, thật, thô" mà cô hay đưa ra. Tuy nhiên, chính người xem cũng chưa đủ lập trường và sự khách quan nên đã vội tin tưởng 100% vào review này. 

Bài học từ drama Võ Hà Linh: Đừng 'sùng bái' reviewer cũng đừng tin sái cổ lời họ nói  - Ảnh 2.

Xem review chỉ để có thêm tham khảo, quyền quyết định vẫn nằm ở bạn

Tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin   

Tham khảo review là điều rất nên làm, bởi điều này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn. Nhưng không có nghĩa là chúng ta "sùng bái" hay nâng reviewer lên tận mây. Càng không có nghĩa rằng reviewer nói gì thì mình cũng sẽ tin "sái cổ". 

Mình đã từng xem một clip review sữa rửa mặt của Hà Linh và sản phẩm bị cô đánh giá rằng làm khô da. Nhưng bản thân mình - một người da khô chính hiệu, khi dùng lại thấy rất "okelah". Và dĩ nhiên, mình vẫn tin tưởng và sử dụng sản phẩm đến hiện tại. 

Một người bạn khác của mình dù xem được clip Hà Linh review chê một tiệm cơm. Nhưng vẫn quyết định đến tận nơi trải nghiệm. Để rồi từ đó "dính" quán liền. 

Nhiều đồng nghiệp xung quanh mình có vấn đề về da, xem Hà Linh review sản phẩm skincare. Để chắc chắn thì họ có đi tham khảo thêm các nguồn khác rồi quyết định mua về dùng thử. Sau 1 tháng, quả nhiên thấy da xịn xò, lên hương thấy rõ. 

Thế mới nói, mỗi người đều có một "chiếc gu" riêng, review có lúc đúng có lúc sai, có lúc nên áp dụng có lúc không nên. 

Và trong những tình huống này, chúng ta rất cần kiến thức, sự tỉnh táo để tiếp nhận thông tin.  

Thư Hân

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link