Bài 3: Vừa phải và đúng lúc

19/05/2010 07:13 GMT+7 | Đọc - Xem

(TT&VH Cuối tuần) - Theo quy cách in thơ hồi ấy, dường như các tập thơ ghép chỉ là sự tình cờ, bị ép buộc do tình hình khó khăn. Thế nhưng, tập thơ Hương cây - Bếp lửa năm 1968 đã ghép đúng hai nhà thơ trẻ sau này sẽ trở thành hai cái tên không thể bỏ qua của một thế hệ: Lưu Quang Vũ và Bằng Việt. Thế rồi, tuy thành công đương thời có thể nói là tương đương, nhưng con đường thơ của họ sẽ vô cùng khác nhau. Cho tới khi qua đời, Lưu Quang Vũ không in thêm tập thơ nào nữa, còn tính đến năm 1988, Bằng Việt đã có thêm 4-5 tập thơ.


 Anh bộ đội Lưu Quang Vũ năm 1965
Nói một cách công bằng, giờ đây đọc lại những tập thơ cũ của Bằng Việt, chẳng hạn Những gương mặt - Những khoảng trời (1973), độc giả hiện tại rất khó cảm nhận, hình như nó cũ kỹ quá rồi, sức sống không dài lâu như những bài thơ chưa bao giờ in thành tập, thậm chí chỉ được thì thầm vào tai nhau, khi sinh thời của Lưu Quang Vũ, những bài thơ không chỉ được nhớ, được thuộc, mà còn ám ảnh mãi đến tận bây giờ, những Tiếng Việt, Vườn trong phố hay Việt Nam ơi. Đều “đúng lúc” so với thời của mình, nhưng có vẻ như sự đúng lúc của Lưu Quang Vũ hơi nhích ra ngoài vòng mến chuộng của đương thời một chút. Nếu thi sĩ là người đi trước, dù chỉ một chút ít, thì Lưu Quang Vũ hiện thân cho một thi sĩ đúng nghĩa.


Khởi đầu thơ Lưu Quang Vũ thật bình thường, ở lọt thỏm trong cái mỹ cảm thịnh hành của thời ấy, thứ mỹ cảm của sự choáng váng của con người như thể lần đầu tiên nhìn thấy thế giới bên ngoài, “lột xác” và “nhận đường”. Bằng chứng ngôn từ của mỹ cảm này chính là sự dày đặc của các địa danh có thực, nhất là miền Tây Bắc, ở thơ của từ Quang Dũng, Tố Hữu tới Trần Dần, Hữu Loan. Lấy nhan đề bài thơ là Phố huyện hao hao Nguyễn Bính thuở trước của Trường huyện, nhưng Phố huyện của Lưu Quang Vũ còn đâu cái khung cảnh ước lệ em đi phố huyện tiêu điều lắm, mà: Người của Hà Đông tơ lụa/Người vùng sông Đuống, Hương Canh, hay Ai đi Vũ Ẻn, Thanh Cù?.

Nhưng sự vượt thoát ngoạn mục của tâm thức Lưu Quang Vũ đã làm cho mọi chuyện khác hẳn, cái hợp thời của nhà thơ tuổi đôi mươi đã biến thành cái lạc lõng của một người đàn ông mang “mặt buồn như sỏi dưới hang sâu”.

Lưu Quang Vũ có thể không phải là một nhà thơ lớn, nhưng chắc chắn là một nhà thơ rất được yêu mến. Và thuộc vào một nhóm nhà thơ rất đặc biệt, “nhà thơ Hà Nội”, một tập hợp rất không đồng nhất và bao gồm cả những người nhiều khi không mấy dính dáng tới Hà Nội, cái nhóm phải tính đến các nhà thơ như Vũ Hoàng Chương (Ôi đẹp nhất con đường/Cửa Đông về Cầu Gỗ/Nắng đào cây lá vương/Men xuân ngập hè phố) hay Quang Dũng, dù chỉ cần một câu duy nhất: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.


Lưu Quang Vũ cùng cha mẹ tại Việt Bắc năm 1949
Tiếng lòng của Lưu Quang Vũ, và càng ngày điều này càng đúng hơn, đồng cảm với tiếng lòng của rất nhiều con người. Nó vừa phải, nó da diết và nhiều khi bực bội, nhưng vừa phải, đúng như tâm hồn người này có thể trông chờ từ tâm hồn một người khác. Không kiêu kỳ như Với bàn tay ấy trong tay của Xuân Diệu, Lưu Quang Vũ chỉ giản dị: Phút đưa nhau ta chỉ nắm tay mình/Điều chưa nói thì bàn tay đã nói/Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại/Còn bồi hồi trong những ngón tay ta (Hơi ấm bàn tay), và khi động tới nỗi đau, ông chỉ nói thế này: Đôi mắt to nóng bỏng/Nói chi lời tàn nhẫn để anh đau (Mắt của trời xanh).

Các cảm giác trong thơ Lưu Quang Vũ cứ lồng vào nhau thật đẹp và ăn thật sâu vào tâm tưởng chúng ta. Cái nồng ấm buồn (Trao cảm thương hai bàn tay nắm chặt - Hơi ấm bàn tay) và hoang lạnh vui (Rối rít trong lòng một nỗi em em - Vườn trong phố), đó là hai món quà nhỏ mà Lưu Quang Vũ tặng lại cho thơ, mà thơ Lưu Quang Vũ tặng lại cho kho tàng cung bậc cảm xúc của chúng ta.

Bài két: "Người đàn bà không có tên" trong thơ Lưu Quang Vũ

Cao Việt Dũng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link