Những điều cần biết về bệnh viêm mô tế bào

31/10/2019 15:00 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Vừa qua, Khoa Nhi Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long đã tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Thiên N., 6,5 tháng tuổi, ngụ tại Vĩnh Lạc, Rạch Giá, Kiên Giang, nhập viện với tình trạng sốt cao, bứt rứt, quấy khóc liên tục, cánh tay phải của em sưng nề to, nóng, căng đỏ.

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu sản phụ sinh con trên xe ô tô

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu sản phụ sinh con trên xe ô tô

Vào lúc 05 giờ 00 phút, ngày 22.09.2019, Ekip cấp cứu Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long đã Cấp cứu thành công sản phụ T.T.M.H (sinh năm 1982, địa chỉ tại khóm 1, Thị trấn Cái Nhum, Huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh Long), sản phụ đang có thai con lần 2, thai 39 tuần.

Mẹ em cho biết, em bệnh 2 ngày, lúc đầu chỉ đỏ da ít vùng khuỷu tay phải, gia đình có điều trị Bác sỹ tư tại địa phương, nhưng chỉ một ngày sau, vùng da đỏ viêm lan rộng nhanh xuống đến cẳng tay và cánh tay phải, sưng to, gây đau nhức nhiều, em bú ít, quấy khóc liên tục đồng thời sốt cao liên tục nên gia đình đưa em đến nhập viện Khoa Nhi, bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long.

Tại đây, các bác sỹ đã khám và chẩn đoán em Bệnh Viêm mô tế bào cánh tay phải nghi do tụ cầu khuẩn, theo dõi Nhiễm trùng huyết và thực hiện các xét nghiệm nhanh chóng. Kết quả xét nghiệm cho thấy bạch cầu máu và các xét nghiệm chỉ điểm dấu nhiễm trùng khác đều tăng cao. Siêu âm vùng cánh tay phải cho thấy: “Viêm mô tế bào cánh tay và 2/3 trên cẳng tay phải”. Em được điều trị ngay với kháng sinh liều cao hướng về tụ cầu khuẩn (staphylococus Aureus).

Chú thích ảnh

Qua 3 ngày điều trị tích cực với kháng sinh đường truyền tĩnh mạch cùng với thuốc hạ sốt, giảm đau, em giảm quấy khóc, bú khá, cánh tay phải vùng da viêm đỏ đã gom lại ở khuỷu tay phải, giảm sưng vùng cánh tay và cẳng tay. Em được siêu âm lại, kết quả có khối áp xe mô mềm cánh tay và cẳng tay phải ( đáy mủ ở sát màng xương). Bác sỹ khoa Nhi đã hội chẩn với bác sỹ khoa Ngoại cơ xương khớp tiến hành phẫu thuật điều trị khối áp xe, sau đó tiêp tiếp tục điều trị nội khoa, kết quả cấy mủ và cấy máu dương tính với tụ cầu khuẩn ( staphylococus Aureus). Đây là loại vi khuẩn có thể gây tử vong khi chúng xâm nhập sâu vào cơ thể và vào máu. Đây là một trường hợp viêm mô tế bào được gia đình phát hện sớm và điều trị kịp thời, thành công.Nhờ được đưa đến bệnh viện sớm và chẩn đoán điều trị tích cực nhanh chóng với những loại kháng sinh tốt nhất nên em dần khỏe lại và dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

Bệnh viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng ở da và mô cấu trúc dưới da. Bệnh có một số biểu hiện như sưng da, đỏ da, cảm giác nóng, đau và có thể kèm theo sốt. Viêm da có thể lan nhanh chóng đến các vùng lân cận. Bệnh viêm mô tế bào xảy ra đa phần do tụ cầu khuẩn (phần còn lại có thể do liên cầu khuẩn) xâm nhập qua vết nứt hoặc rách da. Bệnh cần được điều trị sớm bằng kháng sinh, các trường hợp điều trị trễ bệnh có thể lan nhanh và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Các bậc phụ huynh đừng chủ quan trước tình trạng đỏ da của bé, nếu phát hiện bé đỏ da cần theo dõi sát và đến cơ sở y tế khám để được điều trị kịp thời. Một số biện pháp để phòng ngừa bệnh viêm mô tế bào như: phòng tránh côn trùng cắn đốt, nếu có vết thương ngoài da cần phải rửa và sát trùng đúng cách, che vết thương bằng băng và thay băng mỗi ngày.

PTTT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link