01/08/2008 11:00 GMT+7 | Tin di sản
|
Để hiểu rõ hơn về di tích này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với PGS-TS Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học), người khai quật di tích này và cũng là người đã rất tích cực đề cử nó.
Ông Sử cho biết:
- Hang được phát hiện năm 1975, và được khai quật hầu như toàn bộ năm 1976. Tầng văn hóa trong hang rất dày, đến 3,2m, chứa đựng vết tích văn hóa của nhiều thời đại, từ đá cũ, qua đá mới. Kết quả phân tích bằng phương pháp Carbon (C14) trên 10 mẫu đã khẳng định niên đại của lớp sớm nhất là cách đây 15 nghìn năm, lớp giữa là từ 12-10 nghìn năm, lớp trên là 10-7 nghìn năm.
* Vâng, đây là di tích rất cổ. Nhưng cái "cổ" ấy có giá trị gì?
- Giá trị nổi bật của Hang Con Moong là lần đầu tiên phát hiện ra địa tầng có dấu vết của quá trình phát triển liên tục của con người thời tiền sử từ thời đồ đá cũ đến đồ đá mới, từ săn bắn, hái lượm đến trồng trọt.
Sự phát triển nay là một thành tựu văn hóa vĩ đại của nhân loại. Những di tích liên quan như động người Xưa, hang Đắng, mái đá Mộc Long, hang Lai, cùng với Hang Con Moong tạo thành quần thể di tích cho thấy một cộng đồng dân cư cư trú trong một thung lũng rộng lớn, có sự thay đổi về dân số vị trí cư trú và phương thức sản xuất.
Chính các cư dân ở đây đã góp phần tạo dựng nên văn hóa Đa Bút là văn hóa của cư dân đầu tiên chiếm lĩnh đồng bằng ven biển Bắc Bộ ở Thanh Hóa, tạo dựng nên một văn hóa ngoài trời.
"Trước đây văn hóa Hòa Bình đã được người Pháp khai quật và nghiên cứu, họ thấy những tiến bộ không giải thích được nên cho rằng chủ nhân của nó là do người da trắng từ nước khác mang đến. Nhưng với Hang Con Moong, chúng ta có thể khẳng định chủ nhân của Văn hóa Hòa Bình là người bản địa". (PGS .TS Nguyễn Khắc Sử) |
* Như vậy Hang Con Moong chính là "ngôi nhà lớn" mà người tiền sử đã cư trú suốt 7-8 nghìn năm liên tục. Nó sẽ rất có ý nghĩa cho việc tìm hiểu về thời tiền sử Việt Nam và khu vực. Thế nhưng, để trở thành Di sản thế giới thì phải có giá trị nổi bật toàn cầu...
- Chúng ta sẽ chứng minh cùng thời đó trên thế giới đang là thời kỳ gì phương thức sản xuất ra sao? Còn ở đây, do nằm trong thung lũng, không bị băng hà, để thích nghi với cuộc sống, người tiền sử buộc phải vươn lên làm kinh tế sản xuất, và tiến ra khai phá châu thổ. Đó là một hướng nghiên cứu để khẳng định. Tôi lấy thí dụ như thế... Thật ra, để đề cử Di sản thế giới, trong thời gian tới cần phải có sự hợp tác nghiên cứu giữa ngành văn hóa, Vườn quốc gia Cúc Phương và UNESCO.
* Theo đánh giá của cá nhân ông, để chiến thắng trong cuộc đua Di sản thế giới phải làm gì với Hang Con Moong?
- Theo tôi, muốn đề cử thành công di tích này phải gắn nó với toàn bộ các di tích và quần thể động, thực vật đặc trưng của Vườn quốc gia Cúc Phương. Nếu tách ra thì có lẽ khó có thể được xếp hạng thế giới đâu. Vườn quốc gia Cúc Phương phải được xem như môi trường người tiền sử cư trú mà nay còn lưu lại với những nguồn gen và những động thực vật quý hiếm. Khảo cổ học sẽ chứng minh mối liên hệ này vì những vết tích động, thực vật trong các lòng hang thời tiền sử còn rất nhiều. Nhưng hiện nay, người ta mới chỉ chú ý đến môi trường động, thực vật ở đây.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất