Đối tượng giả nhà báo lăng mạ cảnh sát ở Hà Nội bị xử phạt thế nào?

27/05/2017 09:13 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Xung quanh vụ việc người phụ nữ tự xưng là nhà báo có hành vi lăng mạ, chửi bới lực lượng cảnh sát giao thông tại ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, trung tá Lê Tú - Đội trưởng đội cảnh sát giao thông Số 3 (Công an Thành phố Hà Nội) cho biết, đơn vị không tiến hành xử phạt đối với người phụ nữ tự xưng là nhà báo có hành vi lăng mạ, chửi bới lực lượng cảnh sát giao thông.

Theo lý giải của trung tá Lê Tú, do người phụ nữ này không trực tiếp vi phạm, chỉ tới can thiệp sau cuộc gọi của người vi phạm nên đơn vị không xử lý.

Chú thích ảnh
Người phụ nữ tự xưng là nhà báo có hành vi lăng mạ cảnh sát giao thông. (Ảnh cắt từ video)

Như vậy, sau khi sắm vai chính trong đoạn video đăng tải ngày 25/5 vừa qua, người khiến dư luận bức xúc vì những lời lẽ thiếu văn hóa, có thể coi là đã “bình an vô sự”.

Tuy nhiên, xét ở góc độ pháp luật, nếu bị truy cứu, chị N (tên người phụ nữ) sẽ phải chịu hình phạt ra sao theo quy định pháp luật?

Theo luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh), qua đoạn clip được đăng tải, người phụ nữ đã sử dụng những ngôn từ không phù hợp với giao tiếp xã hội và chuẩn mực đạo đức, thậm chí là lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ. Theo quy định của pháp luật, hành vi này có thể sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Chú thích ảnh
Hình chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: leap.utah.edu)

Cụ thể, theo Điều 20: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ.

Ngoài ra, luật sư Thanh cũng cho biết, pháp luật quy định rất rõ việc xử phạt đối với hành vi mạo danh nhà báo.

Cụ thể, tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, nếu việc mạo danh nhà báo, phóng viên để hoạt động báo chí thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

“Nhưng trong trường hợp này, người phụ nữ không có hoạt động báo chí nên không bị xử lý về hành vi này,” luật sư Thanh cho biết.

Bỏ đi khi cảnh sát giao thông lập biên bản, bị phạt thế nào?

Bỏ đi khi cảnh sát giao thông lập biên bản, bị phạt thế nào?

Anh Nguyễn Thanh Liêm (Hải Dương) hỏi: Trên đường đi làm, do không để ý, tôi điều khiển xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô.

Trước đó, ngày 25/5, khi tổ công tác Đội cảnh sát giao thông số 3 đang xử lý một người vi phạm tại ngã tư Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch thì vấp phải sự can thiệp của một người phụ nữ tên N, tự xưng là nhà báo.

Trước sự kiên quyết làm theo quy định của tổ công tác, N đã có hành vi thóa mạ, chửi bới cảnh sát giao thông. Toàn bộ hành vi của chị này đã được người dân ghi hình đăng lên mạng xã hội chiều cùng ngày. Tấm thẻ được N đưa ra sau đó đã được làm rõ là tấm thẻ của một tổ chức xã hội, đồng nghĩa với việc mạo danh nhà báo.

Theo Vietnam+

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link