(Bài dự thi) - Tôi nhớ mãi ngày 20 tháng 5 năm 2005. Đoàn Văn Nghệ của đội văn nghệ Ninh Bình chúng tôi lên Tam Đảo để thực hiện một đi sáng tác.
Trong buổi lễ khai mạc trại viết, không khí thật đầm âm. ở ngoài mây bay, mây tràn vào Nhà sáng tác, Một khăc mây lại bay đI, trả lại cho không gian bầu trời trong veo, trong vắt. Và cứ như vậy, như điệp khúc nên thơ. Bên trong hội trường của nhà kính, trong tình an hem, giữa Đoàn và Nhà sáng tác, anh Thanh Thản, phỏ tổng Biên tapạ Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình giới thiệu từng thành viên trong đoàn cùng những nét đại cương về quảtình xây dựng và phát của Hội.
Anh Vằn Ngà, Phó giám đốc khu sáng tác Bộ văn hóa Thông tin phát biểu hoan nghênh đoàn với tình cảm chân thành và thân thiết.
Những ngày sau đó tôI đã cùng các bạn đến thăm Thác Bạc nổi tiếng của Tam Đảo, bắt nguồn từ dòng suối ởo núi Mang Chì, nước chảy quanh năm trong xanh, uốn lượn như rang qua khu lòng chảo của thị trấn rồi đột ngột đổ xuống, tạo thành ngọn thác cao 105m, nướctung bụi trắng xóa như dáI lụa ba trong thiên nhiên huyền thoại.
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn dưới làn mây biếc, toạ lạc trong rừng trúc thật uy nghiêm. Bao pho tượng trên bệ cao, bệ thấp đều được sơn son vẫn còn nguyên như mới. Anh Quốc Luận, Giám đốc Nhà sáng tác cho biết: Khu nàu cò có miếu Hoàng Sơn, chùa Vân Tự, đền Chân Suối, đền Tây Thiên – nơI thờ Trụ Quốc Muẫ, vợ của Hùng Triệu Vương, mẹ của Hùng Nghị Vương và đến Đức Thành Trần.
Hôm sau, chúng tôI leo lên Tháp Truyền hình Tam Đảo, nơI có độ cao 1200 m so với mực nước biển trung bình, với hơn 16478 bậc, luồn dưới bang cây rằng, Có người bảo: “Đến Tam Đảo mà không lên được Tháp Truyền Hình thì coi như không” nênchúng tôI cố gắng hết mình và cuối cùng cũng toại nguyện. Có lên đến đây mới thấy Tháp truyền hình thật vĩ đại và những người làm ra tháp thật phi thương, Đây là nơI thu phát sang truyền hình đI muôn phương, khắp mọi miền Tổ quốc và thế giới. ở đây thực sự là cảnh bồng lai.
Đúng như câu thơ của ai đó viết đã hàng nghièn năm nay, người sân ở đây ai cũng thuộc: “ Mây xà xuống ôm rừng thông xanh biếc/ xuối nghiêng mình nghe khúc nhạc thông reo”.
Tam Đảo sừng song với ba ngọn núi oai hùng; đó là núi Thiên Trị cao 1378m, núi Thạch Bàn cao 1388m, núi Phù Nghĩa cao 1400m. Những ngọn núi ấy muôn đời mây phủ, trông như đang bồng bềnh trôI trên biển nước giữa trời mây. Tam Đảo là một dãy núi trập trùng ảo huyền như cõi tiên, nối nhau kéo dài 50km. ở dưới có một khu lòng chảo đwocj che chắn bới những cnhá rừng nguyên sinh lá cây tươI tốt, không khí trong lành, nhiệt độ trung bình hàng năm 18ooC nên vào những năm đầu thế kỷ XX, người Pháp đã chọn nơI sây để xây dựng làm n ơI nghỉ mát, trở thành một đô thị với 150 biệt thự từ một đến năm tầng, có đường ô tô lên Tam Đảo. Chiến tranh chống Pháp bùng nổ, nhân dân đã phá sập hoàn toàn 145 biệt thự theo lệnh tiêu thổ kháng chiến và đập nát bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Tam Đảo. Từ sau ngày chính quyền thuộc về tay nhân dân, Tam Đảo đã được xây dựng lại với diện tích 64ha, số dân trên nửa nghìn người. Thị trấn được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho việc xây dựng đường xá, cầu cống, trường học, nầng cấp hệ thống điện nước, cơ sở y tế. Theo anh Quang HảI, chủ tịch UBND thị trấn Tam Đảo thì ở đây đã có gần 80 khách sạn và nhà nghỉ phục vụ khách trong cả bốn mùa.
ĐI trên đường phố, ta thấy rất nhiều ngôI nhà cao tầng đã được xây dựng. đó là các công trình của địa phương, của huyện, của tỉnh, của các Bộ ngành, học viện Trung ương, có nhiều Hotel của công và tư nhân cao tám, chín tầng. Tam Đảo ngày này đã thực sự trửo thành một khu nghỉ mát sầm uất cho người lao động.
Thảm thực vật ở đây có 490 loài quý hiếm: Sam bông, Pơ mu, kim giao, phong lan hoàng vũ, phong lan hoàng điệp, địa lan… và bạt ngàn những giàn su su tươI non xanh biếc. ở đây có cả người nhận thiết kế hoa tạo dáng, hoa cưới, hoa hội nghị, sinh nhật, trang trí căm hoa nghệ thuật văn phòng và chuyển điện hoa. ở đây có cả “Trại cây thuốc trong nhà bóng kính” trồng những cây thuốc quý, khai thác ở những vùn nguyên sinh. Thảm động vật có 281 loài chính : Hổ, báo, gấu, khỉ, voọc đen má trắng, hươu nai , gà lôi, gà so cổ, chồn hương, bìm bịp… là tài sản lớn của quốc gia đang được bảo vệ.
Tam Đảo thật sự là một kho báy vô toận, là nguồn cảm xúc văn chương nghệ thuật không bao giờ cạn và cũng là niềm kiêu hãnh của Tam Đảo, của Vĩnh Phúc, của tất cả chúng ta. Các anh An Viết Đàm, Ngọc Cương say sưa viết kịch; Lê Công, Thanh Bình đI sắn lùng những những tấm ảnh đặc sắc về mây bay, gió cuốn, Đức Hưng, Đinh Thơ vác bàn vẽ lọc cọc đến tận chân Tháp truyền hình cao vời vợi để phác họa những bản vẽ ở nơI tiên cảnh; các anh Thanh Thản và Lê Liêu cứ đI một chặp lại về, lại lao vào viết; nhạc sĩ Đăng Khoa và nhạc sĩ Hà Ân thì ôm những cây đàn trèo lên mây bắt lấy tiếng gió tiếng thông reo vi vút.
Chuyến đI này chúng tôI đã hoàn thành khá nhiều tác phẩm: truyện nghiên cứu, sưu tầm thơ, cả tiểu thuyết, tranh, ảnh. Thật là mỹ mãn.
Thấm thoắt thời gian lưu trại viết đã gần hết. Chut khách vừa “bén duyên” lại phảI xa nhau. Nhưng lòng lưu luyến với các anh chị Nhà sáng tác với những người sân Tam Đảo dịu hiền, mến khách và tười tắn thì vẫn còn mãI mãi.
Hẹn đến hẹn lại lên. Tam Đảo mênh mông, thơ mộng và hùng tráng nhường kia…
H.C