(Bài dự thi) - Năm 1985, tôi vinh hạnh cùng đoàn ngành hàng không Việt Nam đi tham quan, du lịch theo lời mời của công đoàn ngành Hàng không cộng hòa dân chủ Đức.
Ngày 9 tháng 10 (9-10), chiếc máy bay IL-62 của hãng INTER FLUG (CHDC Đức) cất cánh lúc 10 giờ sáng từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) dời đất mẹ thân yêu bay qua Lào, ấn Độ… sau 6 giờ bay thì hạ cánh sân bay KARACHI (PAKISTAN). Đất đai ở đây bạc màu, không khí nóng bức khoảng 38oC. Nhân viên hàng không ăn vận quần áo rộng lùng thùng, khăn quấn trên đầu chắc là chống nóng, Sân bay KARACHI rộng, xăng dầu đặt ngầm dưới đường lăn. Máy bay đậu vào vị trí, nhân viên bật nắp hầm lên, kéo vòi tra dầu vào máy bay. Bổ sung dầu xong, chuyến bay tiếp tục hành trình và hạ cánh lần nữa xuống sân bay TASKEN (thủ đô UDƠBÊKISTAN). Sau đó bay một mạch đến BECLINH. Thế là từ lúc cất cánh ở Hà Nội đến khi hạ cánh án toàn xuống sân bay quốc tế SUNERFET (BECLINH) là 15 giờ bay.
10-10: Sáng trời lạnh khoảng 13 độ C, tôi gặp người dân địa phương đưa con đi học, chào nhau thân thiận qua ánh mắt, nụ cười. Chặng đường tham quan, du lịch đầu tiên là đến thành phố DRESDEN cách DECLINH 200km về phía Nam. Hướng dẫn viên là ông Trung tá (64 tuổi) vui tính, lái xe là ông CLAUXƠ, phiên dịch là ông Hải định cư tại Đức. Cô Hải tâm sự: hàng ngày em dạy con học tiếng Việt cho đỡ nhớ quê hương và cho các cháu không quên quê Mẹ. Đường rộng một chiều, bốn luồng xe cho phép chạy theo khả năng. Kim đồng hồ tốc độ xe luôn chỉ 140km/ giờ, vì nếu chạy chậm dưới 100 km/giờ sẽ phị phạt. Trên đường đi, hướng dẫn viên giới thiệu cho khách về đất nước CHDC Đức: tài nguyên nghèo chỉ có than bùn. Những rừng cây bạt ngàn kia là rừng trồng…
DRESDEN là thành phố cổ, đường lát từng viên đá nhỏ rất cầu kỳ. Nhà cửa khang trang, đường thoáng, sạch sẽ. Trong một tuần lễ ở DRESDEN tôi tham quan một số nơi. Đầu tiên đến lâu đài MORITBUA, Viện bảo tàng sứ POLDEN, vòng qua vùng núi cao vào Viện bảo tàng vàng bạc (trời rét khoảng 8 độ C nhưng rất đông khách tham quan). Những ngày tiếp theo thăm Viện bảo tàng Tranh trưng bày các tác phẩm hội hoạ của Hà Lan, ý thế kỷ 18.
Đến vùng núi Vua cao 2000m, đi thang máy 80 giây lên độ cao 54m nhìn bao quát lâu đài, chiến luỹ cổ xưa. Vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời, sông ENBƠ thơ mộng lững thờ trôi dưới chân núi. Xa xưa nước Đước gọi là Giác Gần, vùng núi này là hậu phương đáng tin cậy mặc dù thành phố DRESDEN bị giặc chiếm đống, kể cả NAPOLEON kéo quân đến núi Vua cũng đành bó tay. Tiếp tục thám quan Viện bảo tàng đồng hồ, Viện bảo tàng vũ khí, Viện bảo tàng động vật, Viện bảo tàng Vât lý, tôi càng hiểu thêm đất nước này có nền văn minh từ thế kỷ 15.
16 – 10: Tạm biệt DRESDEN, thành phố cổ đã để lại trong tôi vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, con người tác phong khẩn trương, kỷ luật cao về thời gian, hành động chính xác. Lên Thủ độ BECLINH tiết trời lành lạnh, lá vàng rơi, những thảm cỏ xanh trải dài ven sông ENBƠ, từng đàn vịt trời tung tăng bơi lội kiếm ăn. Những vườn táo trĩu quả, các loại hoa khoe sắc đủ mầu. Ba cây cầu lớn bắc qua sdông, xe chạy nườm nượp ngược xuôi, Khách sạn BECLIN STRAD 37 tầng là ngôi nhà cao nhất BECLINH. Đến tham quan Nhà hát lớn nhất Châu Âu: FRIDRIC FALAT 200 chỗ ngồi. Cách cấu trúc sân khấu, phông màn, ánh sáng hiện đại. Vào được Nhà hát này xem biểu diễn đa số là người nước ngoài vì giá vé là ngoại tệ mạnh lại cao gấp 7 lần rạp khác. Nhiều người ở BECLINH chưa có điều kiện vào, hôm nay ông PHAN – XƠ; CLAUXƠ cùng Đoàn Hàng không Việt Nam vào Nhà hát là dịp may hiếm có.
17 giờ Đoàn lên Tháp truyền hình TELECAFE cao 365m. Tháp là một quả cầu khổng lồ, khách ngồi nhâm nhi cà phê, ăn bánh ngọt và ngắm cảnh Thủ đô BECLINH. Tháp quay hết một vòng vừa vặn 60 phút…Tôi và ông PHAN-XƠ thường xuyên nói chuyện với nhau. Ông chỉ cho mọi người bức tường BECLINH chia thành Đông BECLINH và Tây BECLINH: sản phẩm của chiến tranh lạnh.
Màn đêm buông xuống, dưới kia dòng xe hơi chạy như mắc cửi giống như dòng sông ánh sáng đủ mầu chảy dài vô tận. Đêm về trằn trọc không ngủ được tôi ngồi dậy hoàn chỉnh bài thơ : “Ước”:
Cà phê xoay… ngọn tháp truyền hình
Nhấp cạn, vòng quay cũng vừa xinh
Ước Việt Nam ta, diều gặp gió.
Sang thế kỷ sau…kịp BECLINH
18-10: Tham quan thành phố POSDAM cách BECLINH 30km về phía Tây Bắc. Thành phố đã đi vào lịch sử thế giới, chứng kiến sự kiện trọng đại: Thế chiến thứ hai chấm dứt, hoạ phát xít được ngăn chặn. Hội nghị ba cường quốc: Liên Xô, Anh, Mỹ đã họp tại đây. Trong lâu đài CICENLI SHOP còn lưu giữ những ãy bàn ghế, những lá cờ được cắm nơi trang trọng: cờ Liên Xô cắm ở giữa, hai bên cắm cờ Anh, cờ Mỹ. Những tấm ảnh STALIN; SóC Sin, Ru Dơ ven, môlôtôp; grô Mư Cô còn mãi với thời gian. Tất cả như nhắc nhở loài người về những hy sinh to lớn của nhân dân Liên Xô, phải cảnh giác với chủ nghhĩa phát xít để bảo vệ hoà bình thế giới.
Cả ngày Đoàn đạo chơi quanh thủ đô BECLINH bằng tàu thủy. Anh ULRICH đã dành cho tôi đặc ân: mời tôi lên cá bin, tự tay cầm vô lăng lái tàu mấy phát. Ngồi trên cao ngắm nhìn cảnh vật, sông nước BECLINH thật thú vị.
Năm 1989, bức tường BECLINH đã dỡ bỏ, nước Đức thống nhất. Thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hội nhập. Việt Nam ta đang trên đười đổi mới, tôi liên tưởng bài thơ “Ước”. Từ khi có luồng gió đổi mới, đất nước được tiếp thêm nguồn sinh lực mới, làm thay da đổi thịt thành thị, nông thôn. Những khu công nghiệp, đô thị, đường xá, cây cầu…mọc lên khắp nơi với dáng kiến trục hiện đại, thấp thoáng trong tương lại đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thủ đô Hà Nội mở rộng không gian, đất đai chúng ta mong muốn các nhà hoạch định, các nhà kiến trúc phát huy bản sắc dân tộc và thầm nhìn chiến lược quy hoạch hạ tầng cơ sở xây dựng Thủ đô nghìn năm văn hiến, thành phố Hoà Bình, thành phố anh hùng.
Hữu Minh Cương