Hàng Việt Nam: Tại sao khó bán?

10:25 23/10/2009

(Bài dự thi) - Chúng tôi là công ty chuyên xuất khẩu hàng hoá gia dụng vào một số thị trường các nước châu Á trong nhiều năm qua. Vì phải tìm hiểu sản phẩm để tư vấn và giới thiệu trước khi xuất sang cho khách hàng cho nên tôi buộc phải ghi nhớ các đặc điểm, các vấn đề khách hàng ưu tiên khi mua sản phẩm, cách đóng gói, dán tem nhãn…và nhiều vấn đề nhỏ khác nhưng liên quan chặt chẽ đến giá thành sản phẩm.

Tôi xin đóng góp một vài ý kiến cho các doanh nghiệp sản xuất hàng trong nước với mong muốn ngày càng có nhiều sản phẩm “Hàng Việt nam chất lượng cao” đến tay người tiêu dùng và cũng mong muốn lý giải một phần câu hỏi: Tại sao khó bán hàng Việt Nam?

1. Khách hàng nước ngoài cần thông tin gì về sản phẩm:

Cách đây gần một năm, chúng tôi chào hàng một số sản phẩm VPP như các loại bút bi, thước kẻ nhựa, các loại sổ tay kích thước nhỏ… cho một đối tác Nhật bản và một đối tác Hàn quốc. Ngoài các thông tin về kích thước, hình dạng, màu sắc, đóng gói …thì cái họ liên tục yêu cầu là chất liệu sản phẩm (Nhựa tên là gì ? tái chế hay nguyên chất ? màu do pha chế bột màu hay nguyên màu ? ), nếu là nhập khẩu về Việt nam thì phải thông tin rõ nguồn gốc xuất xứ. Một số sản phẩm, chất liệu có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng (bánh kẹo, dầu gội…) thì họ lập tức yêu cầu gửi bảng kiểm tra chất lượng đi kèm sản phẩm mẫu để họ kiểm tra tại nước sở tại. Đạt được các vấn đề trên thì mới bàn đến giá, số lượng sẽ đặt hàng.

Thế nhưng khi gửi yêu cầu này xuống các công ty đang sản xuất các sản phẩm trên thì rất khó tìm được câu trả lời, một số công ty có cung cấp thông tin thì cũng sơ sài không có cơ sở khoa học gì cả. Một số nhân viên phụ trách marketing trong các công ty này còn thông báo rằng từ trước đến giờ chúng em có cần phải làm thế đâu nhưng vẫn bán được hàng đấy thôi. Quan niệm hết sức cũ.

Có một số sản phẩm như gốm sứ chẳng hạn, hàng mẫu thì rất đẹp, đúng cả về màu sắc và kích cỡ nhưng khi sản xuất theo đơn hàng thì lại không đạt yêu cầu, chẳng hiểu lý do tại sao cả?

2. Nhân viên bán hàng không nắm chắc thông tin về sản phẩm:

Để kiểm chứng vấn đề này, chúng ta vào mua hàng Việt nam tại các siêu thị thì sẽ rõ. Tôi nhận thấy hầu hết các nhân viên khi giới thiệu sản phẩm cho khách hàng chỉ cố gắng nhớ chính xác giá bán, còn các thông tin khác liên quan họ hầu như không quan tâm (bao bì to nhỏ, đóng gói ra sao ? các màu đang có bán ? các cỡ bán chạy ? nếu mua số lượng lớn ? cần các chứng chỉ sản phẩm thì đến đâu ?...) Một số công ty chuyên nghiệp hơn thì sẽ chú ý đến các vấn đề trên còn lại thì không rành mạch. Thậm chí có công ty khi hỏi trực tiếp phòng thị trường về việc đặt hàng cũng được nghe câu trả lời : Em không trả lời anh được ! Em không phải là người quyết định.

3. Quy cách bao gói tem nhãn sản phẩm xấu,không ấn tượng, ít cải tiến thay đổi:

Đặc biệt các sản phẩm đóng trong thùng carton thì chữ in mờ, nhoè màu, các thông số không chuẩn. Tem nhãn chỉ xuất xưởng là bong hết, các đường mép dán băng dính kém nên nhìn vào hở hoác lộ rõ sản phẩm bên trong. Một số sản phẩm xuất đi Nhật của chúng tôi trước đây, khách hàng thường yêu cầu in tem nhãn riêng tại Việt nam theo thiết kế của họ, sau đó dán vào vị trí sản phẩm đúng yêu cầu trước khi xuất. Chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng một số các cơ sở dán tem còn sai vị trí. Thật là hết cách.

Các sản phẩm nông sản (ngô, bã mía,…) bao bì đóng gói cũng thường là rất xấu, không vuông vức hoặc trông phải gọn ghẽ, khi bốc xếp thì dễ bị rách hoặc móp méo, vận chuyển thì không an toàn, vì vậy khi hàng đến nơi thật kém ấn tượng.

4/ …Cuối cùng là giá sản phẩm:

Không biết các công ty may mặc nghĩ thế nào nhưng tại Tokyo, một chiếc áo sơmi nhập về từ Trung quốc chỉ có giá 03 USD/ chiếc (đây là giá các siêu thị một giá bên Nhật nhập về), với tỉ giá như hiện tại tương đương 50.000 VND / chiếc. Nếu chúng ta bán cho họ giá cao hơn so với Trung quốc thì chúng ta phải làm cách nào đó chứng minh được là giá hợp lý. Nếu nói chung chung hoặc đổ lỗi cho các lý do khác (nhân công, vật tư, thuế…) thì sẽ không có tính thuyết phục khách hàng nước ngoài. Hàng Trung quốc vào Việt nam nhiều cũng xuất phát từ việc quản lý thị trường của ta chưa tốt nên mới như vậy. Mặt khác, đâu phải tất cả hàng Trung quốc nhập vào Việt nam đều có chất lượng tốt nhưng do giá rẻ cho nên nhiều người mua tức là họ tìm được mức giá phù hợp với người dân có thu nhập thấp. Đây cũng là điều các nhà sản xuất phải suy nghĩ. Có một điều tôi để ý là một số sản phẩm của Việt nam bảng chào giá không được khoa học, chỉ cần “mổ xẻ” một chút là thấy ngay.

Xuân An

Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên facebook In bài viết 

Gửi bình luận

Bài bình luận bằng tiếng việt không dấu sẽ bị xóa. Bạn còn 1000 ký tự
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link