Trong sắc màu thổ cẩm

07:46 05/11/2009

(Bài dự thi) - Nói đến bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên, không thể không nói đến thổ cẩm. Bỡi dệt thổ cẩm không chỉ là một nghề thiết yếu phục vụ cho nhu cầu may mặc hàng ngày, mà còn là cái gốc, cái nền của văn hóa trang phục, tập quán và tín ngưỡng thẩm mỹ của mỗi tộc người Tây Nguyên. 

Dệt thổ cẩm ở Tây Nguyên (Ảnh minh họa)

Nghề dệt thổ cẩm đã có lâu đời ở Tây Nguyên, được coi là một trong nhũng tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá đức hạnh của người phụ nữ. Con gái đến tuổi “bắt chồng” phải biết lên nương gieo hạt, về nhà dệt vải. Thổ cẩm do các cô gái dệt, cũng chính là tài sản, là của hồi môn đem về nhà chồng. Chính vì vậy, dệt thổ cẩm đã trở thành một nghề truyền đời phổ biến đối với người phụ nữ các dân tộc Tây Nguyên. Cứ sau mỗi mùa nương rẫy, họ lại ngồi vào khung dệt để biểu lộ sự đảm đang, khéo léo của mình qua các các sản phẩm thổ cẩm độc đáo như, váy, áo, khăn, khố, tấm địu con...Theo các nghệ nhân thổ cẩm cao tuổi mà tôi có dịp tiếp xúc ở huyện Ajun Pa (Gia Lai), để có được tấm thổ cẩm ưng ý, đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều công đoạn, từ trồng bông, kéo sợi, nhuộm màu, tạo hoa văn và cuối cùng là dệt. Trong đó quan trọng nhất là khâu chế màu, nhuộm sợi, màu truyền thống của người Tây Nguyên được pha chế từ nguyên liệu thiên nhiên lá, rễ, hoa, củ...của rất nhiều loại cây rừng, nhằm giữ cho sản phẩm có độ bền chất liệu và màu sắc rất lâu. Riêng khâu dệt cũng phải qua nhiều bước, căng sợi lên khung, chọn màu theo hoa văn định trước và cuối cùng là dệt. Nói thì dễ nhưng thực hiện được những thao tác này không đơn giản chút nào, đòi hỏi người người phụ nữ sự cần mẫn khéo léo, nhanh tay lẹ mắt và hơn thế có con mắt thẩm nỹ tinh tế mới có được những tấm thổ cẩm đặc sắc.

 Mỗi tộc người ở Tây Nguyên đều có một nét đặc trưng riêng trong trang trí hoa văn, bố trí màu sắc trên cơ sở trang phục của dân tộc mình. Như, người Chill, Mạ, Hrê ở Lâm Đồng thường dùng màu sáng trên nền thẫm, người Ê-đê ở Đăk Lăk thường đan xen các gam màu đỏ, trắng trên nền đen là chủ yếu., người Ba Na, Gia Rai ở Gia Lai thì họa tiết lớn, màu sắc rực rỡ ...

 Có thể nói, cũng như rượu cần, cồng chiêng, nhà nào ở Tây Nguyên trước đây cũng có 5-7 khung dệt với đủ kích cở trong nhà như là tài sản quí của mỗi gia đình. Vào mùa lễ hội, đến buôn làng nào cũng như tràn ngập trong sắc màu thổ cẩm của con trai, con gái trong những bộ váy, khố mới nhất, đẹp nhất. Là sản phẩm của nền kinh tế tự cung tự cấp, bao đời nay nghề dệt thổ cẩm đã gắn bó với con người Tây Nguyên, trở thành một phần hồn, một nét văn hóa đặc sắc trong kho tàng văn hóa Tây Nguyên. Tuy nhiên, lâu nay thị trường may mặc tràn ngập các loại vải nội, ngoại vừa đẹp, vừa rẻ làm cho nghề dệt thổ cẩm đứng trước nguy cơ mai một dần. Lớp trẻ hầu như không còn mặn mà với thổ cẩm và nghề dệt thổ cẩm. Những nghệ nhân có tuổi thì âm thầm bên khung dệt ở các buôn làng với các sản phẩm thổ cẩm hướng đến thị trường như, túi xách, áo khoác, khăn bàn, khăn quàng...Và cũng bằng các nguyên liệu công nghiệp như, len, sợi vải nên chất lượng sản phẩm không còn được như xưa, nên nhiều người chua chát gọi đùa là thổ cẩm bán công nghiệp...

Nhằm khắc phục tình trạng này và khôi phục nghề dệt thổ cẩm, thời gian qua, các địa phương ở Tây Nguyên đã có nhiều giải pháp để duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm. Trong đó, hướng mở gắn nghề dệt thổ cẩm với du lịch đang đem lại những tín hiệu khả quan. Bước đột phá đầu tiên là ở Buôn Ma Thuột, khi mạnh dạn thành lập Hợp tác xã sản xuất kinh doanh thổ cẩm ở Phường Ea Tam, tập hợp hơn 70 nghệ nhân người dân tộc để sản xuất thổ cẩm truyền thống phục vụ cho các buôn làng và khách du lịch. Sản phẩm của HTX đã trở thành thương hiệu thổ cẩm có mặt trên thị trường Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang. Và để du khách được tham quan thưởng lãm tận gốc nghề dệt thổ cẩm, Công ty dịch vụ du lịch Đăk Lăk đã đầu tư mở lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho con em người dân tộc tại khu du lịch Hồ Lăk-Buôn Jun, vừa để gìn giữ truyền thống, vừa phát triển sản phẩm văn hóa đặc sắc của địa phương. Còn ở Gia Lai, trong xu thế phát triển mạnh của du lịch về nguồn, nghề dệt thổ cẩm cũng đã được các cấp chính quyền quan tâm khuyến khích phát triển. nổi bật là ở xã Iakal (huyện Chư Pả), bằng nguồn vốn của chương trình 120, Hội phụ nữ xã đã tổ chức được 3 làng nghề thổ cẩm với hơn 200 khung dệt, khôi phục được rất nhiều loại thổ cẩm truyền thống truyền thống được thị trường ưa chuông. . Nếu có dịp vào thăm nhà máy thủy điện Yaly, ngang qua đây, xin mời bạn ghé vào thăm để tận mắt chứng kiến sự tài hoa khéo léo của người phụ nữ Ba Na, Gia Rai và không quên mua một tấm thổ cẩm làm kỷ niệm.

Đặc biệt mới đây, công ty dịch vụ và du lịch Gia Lai cũng đã hoàn tất thủ tục hợp đồng hổ trợ và bao tiêu sản phẩm để khôi phục 2 làng nghề thổ cẩm Đêtu và Đêcop ở huyện Mang Giang với gần 100 khung dệt phục vụ nhu cầu của du khách khi đến Gia Lai. Nhiều người lâu nay vẫn lo ngại đến Tây Nguyên không còn được nhìn thấy thổ cẩm, quả là đã quá lo xa. Trong lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên diễn ra tại Plâycu để đón nhận Bằng công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”, tôi như ngập tràn trong sắc màu thổ cẩm của đồng bào các tỉnh Tây Nguyên khoe sắc trong ngày hội lớn. Dẫu thời hoàng kim nhà nhà dệt thổ cẩm không còn và vẫn còn nhiều khó khăn để duy trì nghề mở rộng nghề dệt thổ cẩm, nhưng với những tín hiệu hồi sinh đầy hứa hẹn. Nghề dệt thổ cẩm sẽ không bao giờ lụy tàn, bỡi nó không chỉ đơn thuần là trang phục hàng ngày mà cao hơn thế là cốt cách, tâm hồn, tập quán và nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên.


Ngô Minh Thuyên

Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên facebook In bài viết 

Gửi bình luận

Bài bình luận bằng tiếng việt không dấu sẽ bị xóa. Bạn còn 1000 ký tự
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link