Tản mạn cà phê Việt

14:17 17/11/2009

(Bài dự thi) - Những ngày đầu mới sang Mỹ, tôi  đã không thể dứt được nỗi nhớ  về những quán cà phê  ở Việt Nam, được thiết kế  như chỉ để ghé  qua những lúc muốn tạt vào bất chợt, tôi nhớ  hương vị cà phê  Việt, nhớ những làn khói bay lên từ ly cà phê…Tất cả được nâng lên thành một nỗi ám ảnh trong ký ức của một cô bé xa tổ quốc  và một sự khởi đầu không có ai bên cạnh…

Ở New York, mọi thứ với tôi đều lạ lẫm: những máy bán cà phê tự động, những góc nhìn từ tầng rất cao, những sáng tỉnh giấc thấy mình đang ở trong một căn phòng rất lạ…Phố New York nhộn nhịp khi những cửa hiệu bắt đầu sáng đèn, đông nghịt người và nhộn nhạo, tôi thấy nhớ nhà, nhớ người thân biết bao. Lại nhớ khi còn ở việt Nam, những lúc buồn nhất thế nào tôi cũng leo lên Algin cà phê, Sago cà phê…ngồi một mình vào những ngày mưa, thấy được lòng mình trong từng khoảnh khắc lẫn lộn cả vui vẻ và hạnh phúc. Ngồi ở đấy, tôi thấy từng cành cây đẫm nước, thấy người dưới phố, thấy làn khói bay lên từ ly cà phê, cảm nhận cái lạnh mơn man khi những cơn gió hắt vào.

Cà  phê Irish cofee ở thị trấn Burlington, tiểu bang Vermont nơi tôi ở cũng rất được người dân bản xứ ưa chuộng, nhưng không hiểu sao tôi luôn nhớ hương vị cà phê Việt Nam bởi hương vị đậm đà chẳng đâu bắt chước được. Cà phê xuất hiện ở mọi ngóc nghách trên từng con phố, từ chỗ thật bình dân như: cà phê Mai(phố Lê Văn Hưu), cà phê Trầm(100 Trần Huy Liệu), cà phê Zic  zắc(phố Đinh Lễ)…cho đến những quán cửa kính sành điệu: Ciao cà phê(Lý Thái Tổ), Angel cà phê(38 Hàng Hành)…Cà phê đã đi vào đời sống của người dân, trở thành một phần không thể thiếu, nó gắn kết sự bình đẳng cho tất cả mọi người, mọi tầng lớp. Tảng sáng, có người ghé chân vào quán uống cà phê rồi đi làm cho kịp giờ, có người đến quán để ký kết hợp đồng…

Cả  nhà tôi ai cũng thích uống cà phê, mẹ mua những loại cà phê phù hợp cho từng thành viên trong gia đình. Ba uống cà phê pha phin Trung Nguyên của công ty cà phê Trung Nguyên, ba nói “cà  phê Trung Nguyên có mùi hương rất thơm, vị  đậm đà, giúp ba tỉnh táo khi làm việc, đặc biệt ba thích nhìn những giọt cà phê nhỏ tý tách rơi xuống ly, thấy mình như cần phải sống chậm lại để yêu thương…”. Mẹ nghe được thì trề môi “ Bố mày mê cà phê Trung Nguyên hơn cả vợ con, Yên sau này đừng lấy ai như bố nhé”. Tôi và em Bống lại thích uống cà phê hòa tan Nescafe của công ty Nestle bởi hương vị sữa đậm đà, ngọt béo. Mẹ lại thích uống cà phê hòa tan Vinacafe của công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa vì ngoài vị sữa dễ uống còn bổ sung thêm đường, bột sữa và nhân sâm. Hiện nay, trên thị trường có khoảng 20 nhãn hiệu cà phê khác nhau, mỗi người đều có thể tìm được loại cà phê thích hợp cho bản thân mình… Nỗi nhớ gia đình, người thân và cả hương vị cà phê Việt cứ luôn ứ đầy trong tôi khi ở Mỹ. Tối, tôi chăm chú ngồi trước màn hình vi tính, tôi gửi mail cho mẹ “Con đang ở Mỹ. Hai tuần ngắn ngủi đã trôi qua vội vàng. Con nhớ gia đình, con nhớ mỗi sáng cả nhà lại quây quần bên những ly cà phê bốc khói. Ngày mai, mẹ gửi cà phê “made in việt Nam” cho con, mẹ nhé”.

Sản lượng cà phê của Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng rất mạnh, cà phê việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu. Tuy nhiên, để cà phê việt Nam tạo dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, chắc chắn Việt Nam còn rất nhiều điều cần làm:đầu tư cho sản xuất, thu hái, bảo quản, chế biến, tạo dựng thương hiệu…Cùng với nhịp sống ngày càng phát triển, cà phê Việt cũng sẽ ngày càng lớn mạnh. Và có một điều chắc chắn rằng, cà phê Việt đã, đang và sẽ luôn là một nét văn hóa hết sức độc đáo của người việt Nam.

Bảo Yên (Hà  Nội)

Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên facebook In bài viết 

Gửi bình luận

Bài bình luận bằng tiếng việt không dấu sẽ bị xóa. Bạn còn 1000 ký tự
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link