28/06/2014 18:34 GMT+7 | Vòng 1/8
Nó làm người đọc nghĩ đến mùa Mexico 1986, với linh vật là chú lùn Pique, đội chiếc mũ sombrero, để ria mép dài và được làm bằng ớt. Và một câu hỏi bật ra. Tại sao người Hà Lan lại không chọn Tulipa để làm linh vật ở EURO 2000 dù đất nước ấy lừng danh vì hoa tulipa? Dễ hiểu, nguồn gốc của tulipa là từ Trung Đông và chỉ bắt đầu ‘nhập cư’ vào Hà Lan từ thế kỷ 16, 17. Nó không phải là thứ thuộc về gốc, về cội nguồn của văn hóa Hà Lan nên chắc không được chọn như một biểu trưng là cũng bởi lý do ấy chăng?
Cái tôi của van Persie
Nói đến gốc gác, cội nguồn, chắc chắn sẽ nhắc nhở chúng ta về mẹ cha, ông bà, tiên tổ. Thế nên, dù cho cha mẹ sinh con, trời sinh tính đi nữa, nhận xét một con người, trước tiên cũng nên hiểu về nguồn gốc của con người ấy đã.
Nhiều người trách Van Persie là cầu thủ ích kỷ, dễ thay đổi, và chỉ yêu cái tôi của riêng mình. Những lời trách cứ ấy đến nhiều nhất khi anh bỏ Arsenal để đầu quân cho đại kình địch M.U. Nhưng ít ai hiểu rõ, anh sinh ra trong một gia đình thế nào, lớn lên trong bối cảnh ra sao. Mẹ anh, Jose Ras, là một họa sỹ còn cha anh, Bob Van Persie, là một nghệ sỹ tạo hình. Anh chơi bóng đá, nhưng cái chất nghệ sỹ vẫn thấm đẫm trong huyết quản và chính cha của anh, ông Bob van Persie, đã nhận xét “nó là một nghệ sỹ với thiên bẩm chuyên thực hiện những ca khó”. Ông thậm chí còn từng nói trong một bài phỏng vấn rằng “Nó vừa là đặc ân, vừa là lời nguyền của đời tôi. Nhờ nó, tôi nổi tiếng hơn. Đó là đặc ân. Nhưng cũng vì nó, tôi phải khẳng định cái tôi của mình vất vả hơn bởi định danh nó mạnh mẽ hơn định danh tôi nhiều. Đó chính là một lời nguyền thật tệ”.
Chừng đó là ta đủ hiểu tại sao Van Persie hành xử như thế. Đơn giản, anh có tố chất nghệ sỹ; suy nghĩ như một nghệ sỹ; hành động như một nghệ sỹ và tất nhiên, nghệ sỹ là phải có cái TÔI rất lớn, phải có một chút vị kỷ nhất định, chút vị kỷ đáng được yêu hơn là đáng bị ghét. Thế nên, hãy nhìn vào những pha bóng đẹp như nghệ thuật tạo hình của anh để dung hòa lại những gì anh chưa thoả mãn cái yêu-ghét thói thường của người hâm mộ. Khởi nguồn anh từ cái nôi nghệ thuật, anh bước vào bóng đá như một nghệ sỹ cũng là lẽ thường.
Bàn tiệc luôn cần có hoa
Trên website riêng của ông Bob (bobvanpersie.com), có một tác phẩm ông thực hiện hồi 2007, một năm trước EURO 2008. Đó là số 10 với những hình nhân được xếp bằng giấy, biểu tượng cho khán giả, chất chồng trong đó. Tác phẩm ấy mang tên Bergkamp, một cảm hứng của Van Persie. Hẳn ông đã gửi kỳ vọng vào con trai rất nhiều khi nghĩ đến số 10 ấy, số áo con trai ông chưa bao giờ được mặc ở ĐTQG.
Một năm trước World Cup 2014, ông Bob thực hiện một tác phẩm khác, có tên “Một khoảnh khắc lấp lánh” (A sparkling moment), với hình ảnh những hình người biểu trưng cho CĐV các nước khoác vai nhau trên một khán đài. Chắc là Van Persie, và thứ bóng đá mà anh đã và đang chơi, mang lại cho ông cảm hứng nhiều lắm.
Nếu coi World Cup như một bàn tiệc, Hà Lan có thể là một bình hoa tulipa, dù ta thừa biết nguồn gốc của tulipa không ở vùng đất thấp ấy. Nhưng thôi kệ, bởi hoa thì gần với cảm hứng nghệ thuật lắm, như thể lối chơi hoa mỹ của van Persie hay Robben. Bước vào bữa tiệc, nhiều khi ta ít để ý đến hoa, nhất là khi ta kiếm tìm gia vị như chanh, ớt, mù tạt… Nhưng khi đã nếm đủ thứ gia vị rồi, nhất là khi ở phần desert, lúc ấy ta tĩnh lại, với một ly Sauterne chẳng hạn, và nhận ra rằng:
Bàn tiệc luôn cần phải có hoa…
13 Kể từ World Cup 1994 đến nay, Hà Lan chưa hề thua tại vòng đấu bảng của World Cup. Tổng cộng, họ đã bất bại 13 trận liên tiếp (10 thắng, 3 hòa). 18 Trận gặp Chile là lần đầu tiên sau 18 năm, Hà Lan mới không có một cầu thủ nào có chữ “van” trong đội hình. Lần gần nhất trước đó là trận giao hữu với Trung Quốc năm 1994. 13 Arjen Robben tham gia vào 13 bàn thắng trong 9 trận đấu gần đây nhất của đội tuyển Hà Lan (8 bàn thắng và 5 lần hỗ trợ đồng đội lập công). |
Nhạc sĩ Hà Quang Minh
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất