Đằng sau vụ việc "cô gái Đồ Long"

27/10/2010 16:30 GMT+7 | Thế giới

"Viết blog là tự do, nhưng không thể để sự tự do của mình xâm hại quyền tự do của những người khác, mà việc vu khống, nói xấu, mạo danh người khác là những ví dụ" - ông Đào Văn Lừng - Vụ phó Vụ Báo chí - Ban Tuyên giáo Trung ương đã phát biểu trong một bài báo.

Blogger "Cô gái đồ long" vừa bị tạm giữ để điều tra về hành vi vu khống người khác bằng các bài viết được đăng tải trên blog cá nhân một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về văn hoá thông tin trên blog.

Tự chịu trách nhiệm

Ai cũng biết, blog là nhật ký, nơi lưu lại những tâm tư, suy nghĩ của cá nhân, nhưng được đưa lên mạng xã hội nên ai cũng có thể đọc được. Lúc đó, blog không còn là của riêng cá nhân nữa. Chính vì vậy, blogger phải có trách nhiệm trước những gì mình viết ra.

Ông Đào Văn Lừng - Vụ phó Vụ Báo chí - Ban Tuyên giáo Trung ương đã phát biểu trong một bài báo rằng, viết blog là tự do, nhưng không thể để sự tự do của mình xâm hại quyền tự do của những người khác, mà việc vu khống, nói xấu, mạo danh người khác là những ví dụ.


Blogger Hương Trà trong phiên tòa vụ kiện "đòi bồi thương danh dự" với nguyên đơn là ca sĩ Phương Thanh. Ảnh: Công Quang.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn quan niệm "blog là nhật ký của riêng tôi nên tôi có quyền làm gì thì làm". Cũng vì thế mà những thông tin không lành mạnh, chưa được kiểm chứng vẫn xuất hiện nhan nhản trên blog.

Trong khi chưa có điều luật cụ thể nào để quản lý thông tin trên blog, tháng 8/2007 báo Lao động đã tổ chức hội thảo "Blog trong thế giới thật" nhằm xây dựng quy tắc ứng xử của blogger Việt và tiến tới xây dựng một nền văn hoá trong không gian blog. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, nhưng blog "đen" tung ra các thông tin xấu ảnh hưởng tới người khác và cộng đồng vẫn không hề giảm.

Bình luận về sự cố mà các blogger dễ mắc phải, một cư dân mạng bày tỏ: "Bạn có thể viết về ông nọ ông kia ăn hối lộ, nhưng bạn phải có chứng cứ cụ thể chứ không thể viết bậy được. Nếu không có chứng cứ bạn sẽ mắc tội vu khống".

"Những chuyện chị ấy viết đều chỉ đích danh người ta, như anh A, nhà ở số B, phố C, con ông D, cháu bà E..... Đồng ý chị ấy đi nhiều, biết lắm, quan hệ rộng thì mới biết những thành phần VIP đó, nhưng cứ tưởng tượng bạn có một người bạn thân, bạn kể với người ta những chuyện riêng tư của mình, rồi người bạn ấy lại lấy câu chuyện đó làm quà, đi rêu rao khắp thiên hạ để thể hiện là họ hiểu lắm, biết nhiều, thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào?", một nickname bày tỏ khi đọc thông tin trên blog "Cô gái đồ long".

Giới hạn nào?

Cách đây không lâu, năm 2007, Hương Trà từng bị ca sĩ Phương Thanh khởi kiện đòi xin lỗi vì cho rằng, trên blog "Cô gái đồ long", Hương Trà đã viết không đúng sự thật về live show "Mưa" của cô.

Hương Trà chỉ là một trong số các trường hợp blogger "đi quá giới hạn" thông tin. Trên thực tế, nhiều blogger đã xem blog là nơi giải toả bức xúc của bản thân, nói xấu cá nhân bằng những lời lẽ thô tục và đã bị cộng đồng mạng phản ứng gay gắt.


Blog cô gái đồ long của Lê Nguyễn Hương Trà có nhiều bài viết với nội dung xúc phạm, danh dự uy tín của nhiều cá nhân. Ảnh: Đ.Đ

Đơn cử, gần đây là trường hợp của một cô bé ở TP.HCM đã gây ra trận "mạng chiến" khi tung lên blog của mình những lời chê bai Hà Nội. Vụ việc xảy ra vào tháng 11/2006, chỉ sau vài giờ tung lên mạng, bài viết chê bai Hà Nội với những lời lẽ khiếm nhã này đã nhận được 8.231 comment (bình luận). Hầu hết là những bình luận lên án, chỉ trích cái nhìn lệch lạc của cô bé. Trước sự phản ứng gay gắt, cô bé đó đã phải đóng cửa blog của mình.

Mới đây nhất, ông Nguyễn Tử Quảng – Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Bách Khoa cũng là một nạn nhân của trò phỉ báng, bôi nhọ ngay trên trang chủ Facebook cùng với sản phẩm diệt virus BKAV.

Từ sự kiện Lê Nguyễn Hương Trà bị bắt, nhiều blogger trên các mạng xã hội đã... giật mình. Bởi vì, trên trang của họ đã xuất hiện một số blogger cố tình nhào nặn mang tính chủ quan hoặc cố tính suy diễn, xuyên tạc sự thật nhằm bôi nhọ cá nhân và những kẻ a dua, tung hô lẫn nhau để bôi nhọ lem nhem.

Cũng tại Trung Quốc cách đây chưa lâu, toà án trung thẩm Bắc Kinh số 2 phán quyết, blogger Song Zude và đồng bị đơn Liu Xinda đã phạm tội phỉ báng. Liu Xinda cũng phải bồi thường cho một diễn viên trên 100.000 NDT.

Là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất trên Internet, Song nổi tiếng với việc đăng tải những lời lẽ sắc nhọn về các ngôi sao. Hàng loạt ngôi sao đã trở thành chủ đề của những tuyên bố công khai của Song và việc này đã khiến Song có biệt danh “Song mồm to”.

Năm ngoái, diễn viên Jin Qiaoqiao bắt đầu kiện Song và người em họ của anh ta là Liu về việc tung tin đồn trên mạng về đời tư của cô.

Ở nhiều nước khác, cũng xảy ra nhiều vụ bắt giữ, phạt tiền blogger. Năm 2006, cảnh sát Ý đã phạt tiền blogger 59 tuổi Roberto Mancini 16,900 USD vì tội nói xấu người khác. 4 người, trong đó có 2 phóng viên, đã kiện ông Mancini rằng nội dung trên blog của ông viết về báo chí địa phương với những từ ngữ chế nhạo, nhiều khi thô lỗ.

Năm 2004, tại Pháp, blogger Christopher đã chỉ trích thị trưởng thành phố Puteaux trên blog và do lời lẽ chỉ trích đi quá đà nên anh này đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ.

Đầu năm nay, tòa án Ai Cập đã kết án 3 năm tù đối với blogger Suleiman, 22 tuổi với tội phỉ báng đạo hồi và 1 năm tù về tội phỉ báng tổng thống.

Tại Mỹ, blogger bị kiện bởi nhiều lý do như đăng ảnh của diễn viên nổi tiếng Jenifer Aniston mà không được phép; Công ty Internet Traffic-Power kiện blogger vì những bình luận của độc giả viết trên blog của anh ta, trong đó có những bình luận theoTraffic-Power là tiết lộ bí mật thương mại (2005)…

Đạo đức cho blogger

“Bộ chuẩn mực đạo đức blogger” (A Bloggers" Code of Ethics) do CyberJournalist đưa ra dựa trên các nguyên tắc đạo đức của báo chí: Nhiều blogger cho rằng họ không cần thiết tuân theo một chuẩn mực nào cả, vì họ không phải là nhà báo. Nhưng với những blogger có trách nhiệm, họ hiểu rằng họ đang làm công việc xuất bản và cần đảm bảo những yêu cầu về mặt đạo đức.

Trong đó, mạng này đưa ra những tiêu chí cho các blogger là trung thực và công bằng: các blogger phải trung thực, công bằng trong việc thu thập, dịch và đăng tải thông tin; Không sao chép thông tin và ý tưởng của người khác nếu chưa được cho phép, Phải trích dẫn nguồn tin đáng tin cậy. Nên đặt nguồn ngay cạnh đầu đề bài viết...

Thiện chí, luôn nghĩ cho người khác: Một blogger có đạo đức là người tôn trọng nguồn tin, nhân vật trong bài viết và người đọc. Chính vì vậy blogger cần phải hạn chế tối đa sự bất tiện và nguy hại với những người có liên quan; Phải tôn trọng chuyện riêng tư của người khác, chỉ được đăng khi có sự cho phép của họ.

Biết chịu trách nhiệm: Thừa nhận và sửa sai một cách nhanh chóng, kịp thời, Giải thích, bình luận, tranh luận đúng mực, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức; Vạch trần và dẹp bỏ những cuộc tranh luận thiếu lành mạnh, những tranh luận nhằm mục đích xấu và về đời tư của người khác, không để nhà quảng cáo, nhà tài trợ chi phối nội dung của blog..

Hiện nay rất nhiều quốc gia đã và đang có ý định quản lý blog, họ đưa ra những quy định về đạo đức mà các blogger bắt buộc phải chấp hành. Tuy nhiên, blog là một thế giới ảo khổng lồ, không thể kiểm soát được hoàn toàn. Vì vậy, quan trọng nhất chính là nhận thức đạo đức của những người sở hữu blog.

Theo VNN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link