Bộ ảnh đẹp như thật này phơi bày điểm yếu của AI khi vẽ tranh dựng ảnh

02/03/2023 06:14 GMT+7 | HighTech

Ở thời điểm hiện tại, điểm yếu của trí tuệ nhân tạo trở thành dấu hiệu nhận biết đâu là tranh người vẽ, đâu là tác phẩm do AI tạo nên.

Trăm nghe không bằng một thấy. Trước hết, mời bạn chiêm ngưỡng những bức ảnh căng tràn chi tiết do trí tuệ nhân tạo (AI) vẽ nên.

Bộ ảnh là một trong những sản phẩm của phần mềm trí tuệ nhân tạo - Ảnh: Twitter.

Rất có thể đôi mắt của một đại đa số chúng ta sẽ nhìn sai hướng, và không để ý thấy điểm bất thường trong ảnh. Cũng giống tất cả các phần mềm trí tuệ nhân tạo sản sinh hình ảnh khác, phần mềm đã tạo nên 4 bức ảnh trên không thể vẽ ngón tay một cách thuyết phục.

Cho tới thời điểm này, các hệ thống AI vẫn chưa học được cách vẽ tay người cho hoàn chỉnh. Sự thật này đã trở thành câu chuyện cợt nhả thường thấy khi nhắc tới AI, và cũng là cách người dùng Internet nhận biết đâu là hình ảnh nhân tạo, đâu là nhân vật “máy tạo”.

Cớ gì khiến AI không thể vẽ được tay? Chúng ta hãy đi từ khái niệm cơ bản, hiểu sơ qua về khái niệm tay và hoạt động vẽ trước đã.

Vẽ vốn đã khó, vẽ được bàn tay thuyết phục còn phức tạp hơn nhiều

Cho dù được tiếp xúc với bộ môn Mĩ Thuật từ thời tiểu học, nhưng phần lớn chúng ta không có năng khiếu vẽ. Cũng trong ngành hội họa nói chung, thử thách vẽ tay người nổi tiếng với khả năng “lọc fan” hiệu quả: chi trước của con người có 5 ngón, sở hữu ngón cái có thể chỉ về hướng ngược với những ngón còn lại, vốn không hề đơn giản.

Bàn tay có hình dáng và kích thước đa dạng, chưa kể việc chuyển động ngón tay linh hoạt có thể tạo thành những tư thế tay rất phức tạp. Vì thế, rất khó để một họa sĩ có thể lột tả bàn tay một cách chân thực.

Số xương trên một bàn tay cũng có thể phần nào lý giải khó khăn một họa sĩ gặp phải khi vẽ tay. Một cá thể người trưởng thành sở hữu 32 chiếc răng và 206 xương, riêng mỗi bàn tay đã có tới 27 xương.

Bộ ảnh đẹp như thật này phơi bày điểm yếu của AI khi vẽ tranh dựng ảnh - Ảnh 2.

Độ dài ngón, tư thế tay, ánh sáng da và cách các khớp xương tay liên kết khiến tay trở thành đối tượng khó lột tả - Ảnh: Internet.

Hơn nữa, nhận thức của con người lại là một rào cản khác. Chúng ta đã được làm quen với bàn tay từ trước cả khi học đếm, và nhận thức sẽ lập tức nhận ra những điểm khác lạ của một bàn tay không giống người. Chúng ta có thể bỏ qua độ lệch của đôi vai, nhưng chắc chắn sẽ nhìn thấy các các ngón tay có kích cỡ phi thực tế, không tương xứng với nhau hay với cánh tay.

Các phần mềm AI … nói gì về việc AI không giỏi vẽ tay?

Hầu hết các họa sĩ bằng xương bằng thịt đều khẳng định vẽ tay rất khó. Vậy AI nghĩ gì về điều này? Để trả lời câu hỏi, phóng viên của tạp chí Kotaku đã thử truy vấn ChatGPT, phần mềm chatbot tích hợp AI nổi tiếng Internet thời gian gần đây.

Phóng viên John Walker đặt câu hỏi: “Tại sao AI lại render ngón tay người tệ như thế?

ChatGPT đáp:

Việc render được ngón tay người một cách thực tế là thử thách với AI, bởi lẽ tay có đốt, có hình dáng và kết cấu bề mặt phức tạp. Việc nắm bắt được những nét tinh tế của cách ánh sáng tương tác với da, móng, và những nếp nhăn cần tới những kỹ năng dựng hình và render tiên tiến.

Tuy vậy, các hệ thống AI tạo sinh hình ảnh lại có thể tạo nên những khuôn mặt người ưa nhìn và chân thực. Trong hội họa, khuôn mặt và biểu cảm khó thể hiện hơn bàn tay rất nhiều, việc AI vẽ mặt đẹp nhưng không vẽ được tay quả thực mâu thuẫn.

Bộ ảnh đẹp như thật này phơi bày điểm yếu của AI khi vẽ tranh dựng ảnh - Ảnh 4.

Phần lớn các phần mềm AI vẽ tranh không thể tạo sinh ra hình ảnh tay thuyết phục - Ảnh: Internet.

Phóng viên Walker hỏi sâu hơn, và ChatGPT trả lời:

Một số công cụ và ứng dụng tích hợp AI có thể sản sinh ra những hình ảnh khuôn mặt trông rất thật, bao gồm cả đặc tính khuôn mặt như mắt, mũi và miệng. Công nghệ hậu thuẫn những ứng dụng này dựa trên thuật toán máy học vốn đã được huấn luyện trên một bộ dữ liệu khuôn mặt người rất đa dạng, cho phép chúng học được hình thái và chi tiết cần thiết để kiến tạo một khuôn mặt thực tế. Tuy nhiên, ngay cả với thuật toán tiên tiến và bộ dữ liệu lớn, việc render được ngón tay vẫn là tác vụ thách thức trí tuệ nhân tạo.

Dù phần lớn các hệ thống AI chưa thể tạo ra những bàn tay thuyết phục, một số phần mềm chuyên dùng để vẽ tay đã có những tiến bộ. ChatGPT đưa ra một số ví dụ như Deep Hand Model - một phần mềm tạo sinh sử dụng mô hình tay 3 chiều để sản sinh ra những bản vẽ tay chân thực.

Bên cạnh đó, ChatGPT còn nhắc tới một ví dụ khác là Self-Attention Generative Adversarial Network (SAGAN, tạm dịch: Mạng Đối lập Tạo sinh Tự Chú ý) cũng “được dùng để sản sinh ra những hình ảnh chân thực của bàn tay, với độ chi tiết và chân thực cao”.

Thế AI học vẽ tay để làm gì?

Bằng việc nhận biết hình dạng tay và cử chỉ tay một cách chính xác, các hệ thống AI có thể trở thành công cụ hỗ trợ người khiếm thính giao tiếp, thậm chí AI có thể nhanh chóng dịch ngôn ngữ ký hiệu.

ChatGPT cũng đồng thời đưa ra 5 mục đích lý giải tại sao AI cũng cần nghiên cứu tay người:

1. Nhận biết cử chỉ tay: cải thiện khả năng render ngón tay có thể giúp AI nhận biết cử chỉ tay chính xác hơn, vốn sẽ hỗ trợ được nhiều ứng dụng như thực tế ảo, game hay ngành nghiên cứu robot.

2. Ứng dụng trong y học: các kỹ thuật dựng và render ngón tay có thể được dùng trong các hệ thống giả lập phẫu thuật để nâng cao tay nghề bác sĩ.

3. Tương tác giữa con người và máy tính: bằng việc xác định chính xác vị trí ngón tay và các cử chỉ tay, AI có thể thiết kế nên những giao diện tương tác hợp lý hơn.

4. Bảo mật: công nghệ nhận dạng vân tay được ứng dụng nhiều trong xác định nhân dạng, và việc nhận dạng được ngón tay sẽ cải thiện độ chính xác của các công nghệ bảo mật.

5. Cải thiện khả năng tương tác: việc tạo hình ngón tay có thể giúp các kỹ sư tạo ra những công nghệ hỗ trợ người khuyết tật hiệu quả hơn, đơn cử như tay giả hay những thiết bị giúp họ thao túng vật thể.

Bộ ảnh đẹp như thật này phơi bày điểm yếu của AI khi vẽ tranh dựng ảnh - Ảnh 6.

Nhân vật Wirt trong Diablo I được AI lột tả theo phong cách điện ảnh thập niên 80. Chúng ta có thể thấy tay nhân vật vẫn ... không giống người - Ảnh: YouTube.

Lợi và hại, hiện tại và tương lai

Ở thời điểm này, AI đã có thể tạo ra những hình ảnh chân thực, tuy chưa đến mức làm mờ ranh giới thật - ảo nhưng cũng đã gần lắm rồi.

AI đã có thể tạo ra những hình ảnh vô cùng chân thực, tới mức người xem phải tỉnh táo mới phân biệt được thật - giả, đồng thời nhận ra đó là sản phẩm nhân tạo hay máy tạo. Nếu hình ảnh xuất hiện bàn tay, người xem sẽ có thể dễ dàng nhận ra đây có phải sản phẩm do AI kiến tạo hay không.

Tuy nhiên, để tránh việc người xem nhận ra tác phẩm do AI sản sinh, tác giả có thể tận dụng những mánh lới từ đơn giản tới phức tạp. Dễ nhất, là cắt ảnh một cách khéo léo sao cho bàn tay không còn xuất hiện. Những phương pháp phức tạp hơn sẽ bao gồm mô tả tay sao cho không hiện ngón, để tay cầm vật thể gì đó che đi hay sử dụng phần mềm khác để vẽ lại tay một cách thuyết phục.

Bộ ảnh đẹp như thật này phơi bày điểm yếu của AI khi vẽ tranh dựng ảnh - Ảnh 7.

Khi được học đủ lâu một lượng dữ liệu đủ lớn, AI sẽ còn phát triển vượt bậc. Không biết vẽ tay chỉ là vấn đề của ngày hôm nay - Ảnh: Internet.

Điểm yếu của AI ở thời điểm hiện tại lại là lợi thế cho chúng ta, khi người xem có nhanh chóng phân định xem tác giả tác phẩm là người hay máy. Còn khi xét tới việc AI sẽ trở thành công cụ hỗ trợ con người trong tương lai, việc AI chưa hoàn thiện sẽ trở thành trở ngại. Đây là sẽ điểm hại khi xét tới quãng đường phát triển AI còn dài.

Và khó có thể nói tương lai sẽ mang lại điều gì, lợi hay hại. Nhưng có thể khẳng định một điều: phần cứng ngày một hiện đại sẽ giúp phần mềm tiến bộ vượt bậc. Và với lượng dữ liệu ngày một nhiều, AI sẽ sớm biết vẽ tay thôi.

Kim

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link