26/08/2020 10:50 GMT+7 | Bóng đá Việt
(Thethaovanhoa.vn) - Thực tế cho thấy chỉ có chơi ở đấu trường tầm cỡ như V-League, các giải trẻ quốc tế, cầu thủ mới mong tạo ra sự bứt phá vượt bậc. “Chân lý” này không chỉ tồn tại ở bóng đá Việt Nam mà cả thế giới.
So về chất lượng đội hình U22 Việt Nam hiện tại với lứa Công Phượng, Quang Hải trước đây, HLV Park Hang Seo đang sở hữu tập thể chỉ được xem là đồng đều, không xuất hiện ngôi sao sáng giá.
Muốn có được những cầu thủ vượt trội, bóng đá Việt Nam phải thực sự quyết liệt thay đổi. Việc học hỏi mô hình của các nước tiên tiến về tổ chức giải đấu cho đội trẻ và đội 1 thi đấu song song, giúp người trẻ có thể duy trì cường độ thi đấu trên dưới 40 trận/năm, chắc chắn sẽ tạo ra những nhân tố đáng chú ý. Những Quang Hải, Công Phượng, Văn Hậu… do đó có thể xuất hiện đều đặn hơn thay vì cầu may.
Với thể thức các giải trẻ U17, U19, U21 thi đấu từ vòng loại đến VCK như hiện tại, các cầu thủ trẻ nhiều nơi mỗi năm chỉ đá được số trận đếm trên đầu ngón tay. CLB mạnh hơn thì vào VCK và được đá hơn 10 trận. Số cầu thủ nổi trội được tuyển chọn cho đội trẻ quốc gia từ sân chơi này sẽ may mắn hơn, được thi đấu nhiều hơn hẳn các đồng nghiệp.
LĐBĐ châu Á (AFC) hay FIFA cũng có chế tài hà khắc với các CLB của các quốc gia thành viên khi yêu cầu mỗi CLB phải có nhiều tuyến trẻ, thi đấu tại các giải trẻ trong nước thì đội 1 mới đủ điều kiện dự các sân chơi châu lục.
Điều này vừa giúp đẩy mạnh phong trào, vừa cho người trẻ duy trì đam mê, tạo ra nguồn lực trực tiếp giúp ích cho CLB duy trì bản sắc, tiết kiệm chi phí, đóng góp tài nguyên cho quốc gia… Đã đến lúc bóng đá Việt Nam phải chuyển mình theo thời cuộc để đón đầu giấc mơ World Cup 2026 được đánh giá rất rộng mở.
Việt Hà
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất