Thờ ơ với Thai League là sai lầm của cầu thủ Việt

04/08/2020 08:38 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Nếu chỉ xét ở khía cạnh chuyên môn, không tính tới những chi tiết hậu trường như thu nhập từ quảng cáo… bóng đá Thái Lan thực sự là “đất lành” đối với nhiều ngôi sao Việt hiện tại.

Ngoại binh mất hơn 2,3 tỷ đồng để trở lại Thai League

Ngoại binh mất hơn 2,3 tỷ đồng để trở lại Thai League

Tin vui cho bóng đá Thái Lan khi Chính phủ nước này đã thông báo 14 môn thể thao, trong đó có bóng đá sẽ được trở lại thi đấu trong tình trạng không khán giả. Tuy nhiên, các ngoại binh muốn quay về xứ Chùa Vàng chơi cho các CLB phải đóng tiền bảo hiểm lên đến 100 nghìn USD (hơn 2,3 tỷ đồng).

1. Văn Lâm là trường hợp hiếm hoi của bóng đá Việt Nam lựa chọn Thai League để phát triển sự nghiệp. Và những gì thủ thành số 1 ĐTQG Việt Nam đã và đang chứng tỏ cho thấy Muangthong United không phí cả chục tỷ đồng để đầu tư cho bản hợp đồng này.

Văn Lâm có bước phát triển đáng nể về chuyên môn khi có chỗ đứng vững chắc tại “gã khổng lồ” bóng đá Thái Lan. Muangthong United là CLB được yêu thích bậc nhất xứ sở Chùa Vàng, dù có thể thành tích họ thua kém so với Buriram United, đội bóng cũ của Xuân Trường.

Sự chuyên nghiệp mà Văn Lâm được hưởng ở môi trường bóng đá Thái Lan rất phù hợp cho việc phát triển khả năng của thủ môn 27 tuổi. Những HLV thủ môn, thể lực… giúp Văn Lâm toàn tâm toàn ý về chuyên môn.

Còn về khoản tiền nong, V-League sẽ không có nhiều CLB đáp ứng được cho thủ môn số 1 ĐTQG mức đãi ngộ hơn 8 tỉ đồng tiền lương nếu hoàn thành xong 3 năm hợp đồng, chưa tính các khoản thưởng, chế độ đãi ngộ tốt như cấp nhà ở, xe ô tô để sinh hoạt…

Văn Lâm cũng đang sở hữu nhiều bản hợp đồng quảng cáo chất lượng từ những thương hiệu hàng đầu thế giới. Đây là chi tiết sẽ khiến nhiều đồng đội của tuyển thủ này phải để tâm, bởi dù xuất ngoại, ảnh hưởng của thủ thành này vẫn rất lớn.

Nhiều ngôi sao hàng đầu bóng đá Việt Nam như Quang Hải, Văn Quyết, Công Phượng, Tuấn Anh… có tin đã được nhiều CLB xứ Chùa Vàng nhòm ngó, nhưng vẫn chưa có ai thực sự rời V-League để gia nhập Thai League.

Sang Thái Lan đồng nghĩa với việc hàng loạt thương hiệu có thể sẽ không hợp tác với cầu thủ Việt. Dù chuyên môn sẽ được cải thiện theo hướng tiến bộ hơn, nếu thực sự có ý chí cầu tiến như những gì Văn Lâm đã thể hiện, nhưng không dễ để ngôi sao Việt có thể thích nghi, chấp nhận đánh đổi.

bóng đá Việt Nam, tin tức bóng đá, bong da, tin bong da, Văn Lâm, Dang Van Lam, Thai League, V League, DTVN, Văn Hậu, lịch thi đấu V League, Cup quốc gia
Không có nhiều CLB V-League có thể cấp nhà cấp xe ôtô cho cầu thủ như Văn Lâm ở Muangthong United. Ảnh: MUTD

2. Bầu Đức đã nhìn thấy triển vọng cho sự phát triển của “gà nhà” khi ông cổ vũ những cầu thủ của mình mạnh dạn xuất ngoại. Vấn đề có chăng với Công Phượng là thử thách quá nặng ký, khiến tiền đạo ĐTQG phải mỏi mòn ngồi ghế dự bị.

Bầu Đức sau đó tiếp tục thử nghiệm với Xuân Trường, sau khi không thành công ở Hàn Quốc, Thai League 1 là điểm đến tiếp theo của tiền vệ gốc Tuyên Quang. Tuy nhiên, bóng đá Thái Lan không dễ hòa nhập với Xuân Trường.

Ở CLB hàng đầu xứ Chùa Vàng, tiền vệ 25 tuổi nhận mức lương “khủng” nhưng không đủ kiên nhẫn chờ đợi. Với 1 bàn thắng sau 6 lần ra sân ở giải VĐQG hàng đầu Thái Lan, Xuân Trường cũng đã thể hiện không đến nỗi nào trước khi trở về HAGL.

So với Việt Nam, những cầu thủ Philippines, Malaysia, Myanmar hay thậm chí Lào có thể mạnh dạn thay đổi môi trường thi đấu hơn. Họ chấp nhận tìm kiếm thử thách ở giải đấu hàng đầu Đông Nam Á.

Trên thực tế, Thai League hấp dẫn họ không chỉ về tiền lương, chế độ đãi ngộ cao hơn hẳn trong nước mà cả đẳng cấp, nền bóng đá nước này so với châu lục cũng đang dần được lấp đầy.

Năm 2013, Buriram United thậm chí đã tạo nên bất ngờ lớn nhất trong 10 năm qua ở sân chơi hàng đầu châu lục khi vào đến tứ kết AFC Champions League. Điều khác biệt rõ ràng nhất của các CLB Thái Lan so với V-League là họ luôn đặt chỉ tiêu cao ở mặt trận này. Những giải đấu sân sau như AFC Cup với người Thái thực sự không hề quan trọng.

Đó chính là lý do các CLB Thái Lan sẵn sàng đầu tư triệu USD cho ngoại binh, khác biệt hẳn so với Việt Nam từ chục năm qua. Trong số 10 cầu thủ ngoại đắt giá nhất Đông Nam Á, trừ Diogo của Johor Darul Tazim (Malaysia), Thái Lan đang sở hữu 9 người còn lại.

Giá trị một ngoại binh hiện tại ở Thai League 1, chưa kể lót tay, tiền lương của những ngoại binh Brazil Heberty (Port FC), William (Prachuap FC)… cao hơn ít nhất 20 lần so với ngoại binh V-League.

Khi vị thế giải VĐQG được nâng cao, cũng là thời điểm các ngôi sao hàng đầu xứ Chùa Vàng được các CLB hàng đầu châu lục săn đón. Việc Bunmathan là cầu thủ Thái Lan đầu tiên VĐQG Nhật Bản cũng giúp người Thái nở mày nở mặt.

Chanathip trước khi nằm trong Top 10 cầu thủ đắt giá nhất J-League cũng đã giúp Muangthong United quật ngã nhiều đối thủ hàng đầu châu Á. Hiện tại, cầu thủ này không ngần ngại đặt mục tiêu tiến ra những sân chơi hàng đầu thế giới như Bundesliga để thử sức mình.

V-League với ngôi sao Việt vẫn là cái vòng an toàn. Chuyện sang Thai League, J-League hay thậm chí Bundesliga như ước mơ của Chanathip dường như vẫn là ý tưởng xa vời của nhiều sao Việt, và nếu cứ mãi như vậy, đó thực sự là sự phí hoài cho tuổi nghề cầu thủ.

Việt Hà

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link