Duyên nợ bóng đá Malaysia - Việt Nam

26/03/2015 15:14 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - So với bóng đá Việt Nam, Malaysia đến với đấu trường châu lục cùng một thời điểm. Chiến tích lớn nhất của họ cho tới lúc này là HCĐ ASIAD 1962 sau thắng lợi trước chính đội tuyển miền Nam Việt Nam.

Các đội tuyển quốc gia

So với bóng đá Việt Nam, Malaysia đến với đấu trường châu lục cùng một thời điểm. Chiến tích lớn nhất của họ cho tới lúc này là HCĐ ASIAD 1962 sau thắng lợi trước chính đội tuyển miền Nam Việt Nam.

Bóng đá Malaysia cũng đạt được những bước phát triển ổn định hơn hẳn Việt Nam trong các thập kỷ tiếp theo. Họ giành quyền dự 2 kỳ Thế vận hội 1972 và 1980, điều mà Việt Nam chưa từng làm được.

Tại Olympic, họ thậm chí từng có thắng lợi lịch sử 3-0 trước đội tuyển Mỹ. Thành tích của đội tuyển Malaysia chỉ đi xuống trong những năm 70 và 80 vì thiếu sự quan tâm.

Ở sân chơi SEA Games, bóng đá Malaysia hoàn toàn vượt trội Việt Nam với 5 chức vô địch SEA Games.

Đội tuyển U19 Malaysia không có thành tích nào lớn, không được dự VCK giải châu Á nhưng lứa U22 và U23 của họ rất đáng gờm.

Lứa cầu thủ này được thi đấu ở các giải quốc nội Malaysia, Singapore và Australia dưới hình thức một CLB có tên Harimau Muda. Việc được sớm tích lũy kinh nghiệm giúp họ vượt trội các đối thủ U23 ở Đông Nam Á.

Malaysia cũng dính phải những vụ tiêu cực khủng khiếp. Điểm khác biệt là FAM (LĐBĐ Malaysia) luôn tỏ ra rất mạnh tay. Năm 1994, họ cấm thi đấu suốt đời 84 cầu thủ. Năm 2012, tiếp tục cấm 19 cái tên. Những cầu thủ bị cấm thi đấu sau đó còn không được mua nhà, mua xe và bị tước nhiều quyền lợi khác.

Giải quốc nội

Giải VĐQG Malaysia ra đời cùng thời điểm với giải quốc nội Việt Nam. Nhưng phải tới năm 1989, hệ thống giải chuyên nghiệp mới hình thành mang tên gọi Premier 1 League Malaysia và Premier 2 League Malaysia.

Đến năm 2004, xu hướng tư nhân hóa thúc đẩy bóng đá Malaysia ra đời 3 hạng đấu chuyên nghiệp (nhiều hơn Việt Nam một hạng). Theo thứ tự từ cao xuống thấp, đó là Malaysia Super League, Malaysia Premier League và Malaysia FAM League. Selangor FA là đội giàu thành tích nhất Malaysia với 7 lần vô địch hạng đấu chuyên nghiệp cao nhất.

Người Malaysia hội nhập rất sớm với sân chơi châu Á. Năm 1967, Selangor từng giành á quân AFC Champions League. Bóng đá Malaysia thậm chí có thể mạnh hơn nếu không mất CLB từng 5 lần vô địch quốc gia Lions XII (Singapore) do biến động chính trị.

Sau những biến động và sự thiếu đầu tư trong thập niên 70 – 80, bóng đá Malaysia cũng mất vị thế ở đấu trường quốc tế. Năm 2014 vừa qua, Kelantan và Selangor đều bại trận trước Hà Nội T&T và Vissai Ninh Bình ở AFC Cup. Bóng đá Malaysia cũng không còn vươn tới được sân chơi AFC Champions League.

Huấn luyện viên


HLV trưởng đội tuyển U23 Malaysia Razip Ismail. Ảnh: Thanh Hà

Giống như bóng đá Việt Nam, người Malaysia cũng từng sử dụng rất nhiều HLV ngoại. Nhưng quan điểm ấy đang dần thay đổi.

5 đời HLV mới nhất của bóng đá Malaysia đều là các HLV nội. Chính họ là những người giúp Malaysia tìm lại thời kỳ vàng son ở sân chơi khu vực.

Chỉ một mình “thầy phù thủy” Rajagobal Krishnasamy đã mang về 1 HCV SEA Games (2009) và 1 chức vô địch AFF Cup 2010. HCV SEA Games còn lại do HLV Ong Kim Swee giành được (2011).

HLV hiện tại của Malaysia là Dollah Salleh cũng đưa đội tuyển tới chung kết AFF Cup 2014, đánh bại Việt Nam ở bán kết và chỉ thua Thái Lan.

Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link