Bóng lăn trong tuần: Kinh tế bóng đá

08/03/2021 07:59 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Nếu như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Thái Lan, với mỗi CLB luôn có cả chục Tập đoàn và Nghiệp đoàn kinh tế lớn bảo trợ, thì tại Việt Nam, bóng đá vẫn bị ví như tằm ăn rỗi.

Bóng đá Việt Nam hôm nay: HAGL đang có sự thay đổi lớn

Bóng đá Việt Nam hôm nay: HAGL đang có sự thay đổi lớn

Bóng đá Việt Nam hôm nay: CLB HAGL đang có sự thay đổi lớn trước ngày V-League 2021 trở lại.

Kinh tế bóng đá là một khái niệm không hề trừu tượng. Nhưng từ 20 năm qua, kể từ khi bóng đá Việt Nam chuyển mình lên chuyên, tự thân các CLB vẫn chưa thể nuôi sống chính mình. Vẫn là từ túi tiền của các ông bầu. Thế nên, nó chỉ được tính từ bao cấp (Nhà nước) qua bán bao cấp (Nhà nước và tư nhân cùng làm). Bóng đá Việt Nam vẫn chưa thể nuôi chính mình, nói gì ra sản phẩm rồi sinh lời như một ngành công nghiệp không khói.

Nói thế, không phải là phủ nhận những nỗ lực của người trong cuộc. Từ VFF, đến BTC các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), họ đã rất nỗ lực để duy trì mạch đập, nhịp thở của nền bóng đá, bất kể dịch bệnh như lúc này. Nhiều CLB đi tiên phong và mạo hiểm, từ khâu đào tạo trẻ cho đến các chiến lược hao tiền tốn của, nhờ đó mà các ĐTQG được nhờ.

Nói về điều này, với khái niệm gọi là bóng đá nuôi bóng đá, bầu Đức của HAGL chính là dám nói, dám làm. Năm 2001, ông đưa cầu thủ xuất sắc nhất Đông Nam Á, Kiatisuk Senamuang, một sát thủ thực sựvới đội tuyển Việt Nam, về giúp HAGL thăng hạng V-League. Chính "Zico Thái" cũng là người đã giúp đội bóng phố núi giành 2 chức vô địch liên tiếp tại giải đấu cao nhất Việt Nam, vào các năm 2003 - 2004.

Năm 2007, cũng chính ông Đoàn Nguyên Đức đi tiên phong trong việc mở Học viện bóng đá liên kết với nước ngoài. Ở đây là CLB Arsenal và JMG toàn cầu. Nhờ công nghệ đào tạo kiểu mẫu, chúng ta mới có được Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn, Văn Thanh..., những điển hình tiên tiến mà sau này, bóng đá Việt Nam và người hâm mộ cậy nhờ rất nhiều.

Chú thích ảnh
Công Phượng là một trong những cầu thủ HAGL nổi tiếng nhất Việt Nam. Ảnh: HAGL

Ngày đó, ông Đức có tham vọng sẽ xuất khẩu cầu thủ giá triệu đô ra trời Âu. Và, bóng đá sẽ phải nuôi được bóng đá, chứ không là tằm ăn rỗi nữa. Sau này, mục tiêu không hoàn thành, bầu Đức mới chia sẻ, ông đã tiêu tốn khoảng 2.000 tỷ đồng cho 20 năm làm bóng đá. Đó là một số tiền rất khủng.

Nhưng, ít người để ý, cũng nhờ bóng đá mà HAGL có được thị phần và sự nổi tiếng như ngày hôm nay. 14 năm trước, tại khách sạn Hoàng Anh Pleiku, Gia Lai, bầu Đức cũng công khai rằng, doanh thu của HAGL gấp 10 lần so với trước khi bắt tay vào làm bóng đá, so với khi còn là một xưởng gỗ...

20 năm qua, HAGL là đội bóng thay HLV nhiều nhất, mua vào nhiều nhất, và họ cũng là CLB có được nhiều nhà tài trợ nhất. Từ thiết bị điện Clipsal, thép Cửu Long giai đoạn đầu, cho đến các nhãn hàng tầm cỡ, các nhà tài trợ áo đấu tầm cỡ, kiểu như Mizuno của Nhật Bản sau này.

Và, ngày mai (9/3), HAGL với đại diện là HLV Kiatisuk, cùng các ngôi sao như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn..., sẽ ký hợp đồng với một thương hiệu nước uống tăng lực có tầm cỡ toàn cầu và rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Thương hiệu này sẽ đồng hành với HAGL trong khâu tìm kiếm và phát triển tài năng bóng đá trẻ Việt Nam.

Tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước. Và đào tạo trẻ, cầu thủ trẻ, là tương lai của nền bóng đá vậy!

CCKM

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link