Breakdance có mặt tại Olympic Paris 2024: Một quyết định gây tranh cãi

11/12/2020 06:53 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Đã đến lúc để những vận động viên muốn giành huy chương vàng nên phủi bụi những chiếc loa boombox và tinh chỉnh những động tác nhào lộn bằng một tay của họ. Bởi breakdance sẽ chính thức được đưa vào chương trình thi đấu tại Olympic 2024 ở Paris.

Phó Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao II Đỗ Đình Kháng: 'Nhiều khả năng cử tạ Việt Nam mất suất dự Olympic Tokyo'

Phó Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao II Đỗ Đình Kháng: 'Nhiều khả năng cử tạ Việt Nam mất suất dự Olympic Tokyo'

Ngày 23/11, thể thao Việt Nam đón nhận thông tin 2 lực sĩ cử tạ vô địch trẻ thế giới 2019 Nguyễn Thị Thu Trang và Bùi Đình Sáng bị cấm thi đấu 4 năm vì sử dụng chất cấm.Trước đó, năm 2019, 2 lực sĩ khác của chúng ta là Trịnh Văn Vinh và Nguyễn Thị Phương Thanh cũng đã bị cấm thi đấu đến 4 năm và bị phạt 5.000 USD vì dương tính với doping.

Thông tin trên đã được xác nhận vào thứ Hai vừa qua bởi Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) như một phần trong kế hoạch của Chủ tịch Thomas Bach nhằm làm cho Thế vận hội “cân bằng giới hơn, trẻ trung hơn và thành thị hơn”. Ý nghĩ đó giải thích tại sao các môn lướt sóng, trượt ván và leo núi thể thao đã được đưa vào nội dung thi đấu của Olympic Tokyo năm tới, cũng như tại Paris 2024.

Hướng tới giới trẻ

Breakdancing - hay phá cách như người ta vẫn biết - phát triển ở New York trong những năm 1960 và 1970 như một cách để các băng nhóm đường phố tranh giành ảnh hưởng. Thực tế thì môn thể thao này đã ra mắt Olympic tại Thế vận hội Thanh niên mùa Hè 2018 ở Buenos Aires (Argentina), trước khi IOC xác nhận nó sẽ được tổ chức tại một địa điểm uy tín ở trung tâm thành phố, cùng với môn thể thao leo núi và bóng rổ 3 đấu 3 tại Place de la Concorde.

Thông tin này ngay lập tức được breakdancer người Anh là Karam Singh chào đón một cách vui mừng. Anh nói: “Sẽ thật tuyệt cho break khi nó giúp chúng tôi được công nhận nhiều hơn như một môn thể thao. Và đối với Olympic, nó sẽ thu hút những người trẻ tuổi không thể theo đuổi một số môn thể thao truyền thống".

Trong khi nhiều người tham gia break vui mừng, một số bày tỏ lo ngại rằng, môn thể thao này - vốn bị ảnh hưởng bởi nhiều nguồn khác nhau như thể dục dụng cụ, tap dance, capoeira và kung fu - có thể mất đi những giá trị cốt lõi khi trở thành một phần của phong trào Olympic.

Chú thích ảnh
Việc Breakdance có mặt ở Olympic 2024 gây ra nhiều tranh cãi

Bên cạnh đó, để dọn đường cho các môn thể thao mới hơn, IOC đang cắt giảm số lượng các hạng mục cử tạ và quyền anh, đồng thời từ chối các yêu cầu cho các sự kiện mới khác, chẳng hạn như điền kinh băng đồng tiếp sức hỗn hợp và chèo thuyền ven biển. Tính ra, tổng hạn ngạch vận động viên cũng sẽ giảm xuống còn 10.500, giảm khoảng 500 so với dự kiến ​​ở Tokyo.

Olympic bị chế giễu

Thường thì việc đưa những môn thể thao mới vào chương trình thi đấu của Olympic luôn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều và breakdance cũng không ngoại lệ. Chẳng hạn như VĐV squash huyền thoại người Australia là Michelle Martin cho rằng, Olympic đã trở thành một “trò hề” sau khi breakdance được đưa vào chương trình của Paris 2024.

Phản ứng tức thì của người từng ba lần vô địch thế giới khi biết rằng, môn squash bị bỏ qua một lần nữa để nhường chỗ cho breakdancing là "Ôi Chúa ơi!. Mọi người hãy nhìn vào toàn bộ sự việc và tự hỏi ‘Thế vận hội sẽ đi về đâu?’ Tôi biết một số người nói breakdancing là một môn thể thao nhưng ... tôi không hiểu gì cả”, Martin cho biết.

“Thế vận hội là tất cả về điểm số, hoặc là một cuộc chạy đua. Luôn có những câu trả lời chắc chắn và kết quả rõ ràng. Còn breakdance chỉ dựa trên cảm tính nên rất dễ bị mua chuộc và mất kiểm soát. Tôi không hiểu ra sao nữa".

Chú thích ảnh
Breakdance là môn thể thao hướng tới giới trẻ

Với môn squash, họ đã vận động hành lang không thành công trong nhiều thập kỷ để được góp mặt tại Thế vận hội. Thậm chí, ngay cả sự hỗ trợ từ ngôi sao quần vợt Roger Federer cũng không làm IOC thay đổi về squash. Vì thế, trước breakdancing, có tên chính thức là “break”, squash đã thất bại trước các môn thể thao như trượt ván, leo núi thể thao, BMX, lướt sóng, golf và wushu, vốn được IOC đưa vào thi đấu bên cạnh các môn thể thao đỉnh cao ở Bắc Kinh năm 2008.

Không có gì ngạc nhiên khi Martin thất vọng đến vậy bởi bà từng giành được 6 danh hiệu British Open tương đương như Wimbledon của môn squash. “Sau kì Olympic gần đây, mọi người đều hi vọng squash sẽ có mặt tại Olympic,” cựu số 1 thế giới lâu năm nói. "Tại sao? Tôi không biết vì các VĐV squash đã nỗ lực nhiều như thế nào. Tôi biết squash như thế nào. Đây là một trong những môn thể thao khó luyện tập và chơi nhất. Rõ ràng là họ đã có thứ gì đó chống lại squash, bởi vì nó đã bị từ chối trước đây và bây giờ tiếp tục bị bỏ qua. Tôi không biết, tôi không biết phải nói gì”. "

VĐV 53 tuổi này xem như đã hết hi vọng tham dự Olympic, đặc biệt là khi IOC đã chọn breakdancing vào dịp này. “Đó là một sự chế nhạo về Thế vận hội là như thế nào”, Martins nói tiếp. “Thế vận hội đã mất đi những gì đã có. Còn ngày nay, Thế vận hội là vì cái gì, tôi thực sự không biết…”.

Cũng nên nói thêm là nước chủ nhà Olympic có quyền đề cử các môn thể thao mới mà họ muốn giới thiệu. Chính điều này sẽ luôn dẫn đến thất vọng cho các môn thể thao không được chấp thuận. Tuy vậy thì theo thời gian, những môn thể thao này có thể và trở lại trong chương trình Olympic".

Chủ tịch Ủy ban Olympic Australia:
“Dấu hiệu tích cực của một TVH hiện đại”

Chủ tịch Ủy ban Olympic Australia là Matt Carroll cho biết, việc bổ sung các sự kiện như break là một dấu hiệu tích cực của một Thế vận hội hiện đại hơn. “Thế vận hội Olympic đang thích nghi với thế giới hậu corona cũng như tiếp tục Chương trình nghị sự 2020 của IOC”, Carroll nói. “Thế vận hội Paris này sẽ lần đầu tiên chứng kiến ​​sự bình đẳng giới tuyệt đối và số lượng sự kiện hỗn hợp kỉ lục”.

“Thêm vào đó, việc tiếp tục phát triển vào các môn thể thao đô thị và hướng đến thanh niên hơn, tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy sự quan tâm chưa từng có đối với Thế vận hội Paris này. Các môn thể thao leo núi, trượt ván và lướt sóng đều sẽ ra mắt tại Tokyo vào năm sau. Tokyo cũng sẽ chứng kiến ​​các bộ môn mới ở BMX tự do và bóng rổ 3 x 3.

“Break sẽ là một sự kiện mới đối với Paris. Phù hợp với chủ đề đó, chúng tôi đang thấy các bộ môn mới như canoe slalom mạo hiểm. Thế vận hội Olympic đang thay đổi”.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link