Tóm tắt Giải thưởng

"Giải thưởng được thành lập theo sáng kiến của gia đình Bùi Xuân Phái và báo Thể thao & Văn hóa nhằm tôn vinh sự nghiệp của Bùi Xuân Phái và tiếp nối tình yêu Hà Nội của ông. Giải thưởng được trao hàng năm cho những Tác giả , Tác phẩm , Ý tưởng , Việc làm có hàm lượng nghệ thuật và khoa học cao gắn bó với các mặt đời sống Hà Nội và thấm đượm một tình yêu Hà Nội "

Xem tiếp

Thông cáo báo chí về Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội năm 2010

18:43:00 01/09/2010

  Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội năm 2010
   (ngày 1/9/2010 tại 79 Lý Thường Kiệt, Hà Nội)

Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội là giải thưởng thuộc lĩnh vực văn hoá và nghệ thuật, có tính xã hội hóa cao, được lập ra từ năm 2008 theo sáng kiến của gia đình cố họa sĩ Bùi Xuân Phái và báo Thể thao & Văn hóa, thuộc Thông tấn xã Việt Nam, nhằm tôn vinh sự nghiệp của danh họa Bùi Xuân Phái và tiếp nối tình yêu Hà Nội của ông. Giải thưởng chia làm 4 hạng mục, được trao vào dịp sinh nhật của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái (1/9) hằng năm.

Cơ cấu giải thưởng gồm:
- Giải thưởng Lớn – Vì tình yêu Hà Nội dành cho tác giả tiêu biểu gắn bó với Hà Nội bằng cả sự nghiệp.
- Giải về Tác phẩm – Vì tình yêu Hà Nội  dành cho các tác phẩm phản ánh các vẻ đẹp của Hà Nội hoặc được thực hiện tại Hà Nội với mục đích tôn vinh, làm đẹp cho Thủ đô; có giá trị nội dung và nghệ thuật cao; có tác động xã hội rộng rãi, được công chúng ủng hộ; thể hiện tình yêu Hà Nội của những người thực hiện
- Giải về Ý tưởng – Vì tình yêu Hà Nội dành cho các ý tưởng, dự án độc đáo, có tính khả thi với mục đích tôn vinh, làm đẹp cho thủ đô.
- Giải Việc làm – Vì tình yêu Hà Nội dành cho các hoạt động hoặc việc làm góp phần bảo vệ, tôn vinh các giá trị của Hà Nội được dư luận hưởng ứng, hoan nghênh.

Ngoài ra, tùy theo từng năm có thể trao thêm Tặng thưởng – Vì tình yêu Hà Nội.

Hội đồng giám khảo của Giải thưởng gồm: Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội VHNT Hà Nội (Chủ tịch HĐGK); nhà báo Ngô Hà Thái, Phó Tổng Giám đốc TTXVN; họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam; Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, KTS Đoàn Đức Thành; và nhạc sĩ Phú Quang.
* * *

Với một giải thưởng rất đẹp và “rất Hà Nội” đó, Giải thưởng tự thân đã là một trong những hoạt động rất thiết thực chào mừng Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, đồng thời cổ vũ cho tình yêu Hà Nội trong mọi tầng lớp nhân dân. Chính vì vậy, UBND TP.Hà Nội đã quyết định hỗ trợ triển khai Giải thưởng này trong 2 năm 2009 và 2010 nhằm nâng tầm về quy mô giải thưởng, đồng thời cũng đưa Giải thưởng vào trong khuôn khổ các hoạt động Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
         * * *

Năm nay là năm diễn ra Đại lễ 1000 năm Thăng Long, BTC và HĐGK đã thu thập và tiếp nhận được rất nhiều các đề cử vào các hạng mục giải thưởng nói trên, và cuối cùng chốt lại được 23 đề cử đưa vào danh sách chính thức để HĐGK xem xét, thảo luận và định giải. Con số 23 này chắc chắn cũng chưa hẳn là cuối cùng, có thể coi đây chỉ mới là tập hợp ở mức cao nhất những gì đã được thể hiện ra từ một “Tình yêu Hà Nội”, hãy còn rất nhiều tiềm ẩn, trải khắp mọi miền đất nước, cũng như ở nước ngoài, mà BTC và HĐGK chưa thể có điều kiện tìm hiểu và thu thập hết.

 Chúng tôi cũng xin nhấn mạnh rằng Giải thưởng vốn không phải là kết quả chấm thưởng trao cho một cuộc thi gồm các bài có sẵn gửi đến BTC, mà theo đúng Quy chế xác lập từ ban đầu, là tập hợp các đề cử vô tư, hết sức rộng rãi, từ những người sáng lập ra Quỹ Bùi Xuân Phái, cho đến các thành viên BTC và HĐGK của Giải, cũng như của tất cả công chúng, của mọi người yêu Hà Nội. Ai cũng có quyền bình đẳng đề cử những Tác giả, Tác phẩm, Ý tưởng và Hoạt động - Việc làm thể hiện một tình yêu Hà Nội, mà mình xét thấy là xứng đáng. Trên cơ sở những đề cử rộng rãi đó, HĐGK sẽ tập hợp lại, nghiên cứu, thảo luận, trao đổi dân chủ và thẳng thắn, cân nhắc toàn diện và công tâm, để tiến tới định giải theo các tiêu chí đã được đề ra trong Quy chế giải thưởng đã được công bố.

Năm nay, Giải thưởng Lớn – Vì Tình yêu Hà Nội (với tiền thưởng là 15 triệu đồng, kèm chứng nhận và kỷ niệm chương) đã được trao cho nhà văn Tô Hoài, một nhà văn đã gắn bó với Hà Nội suốt cả cuộc đời, năm nay đã bước qua tuổi 90. Nhà văn Tô Hoài là một tên tuổi không thể có ai thay thế được trong văn học Việt Nam, mặt khác cũng có thể coi ông như một biểu tượng của trí thức Thủ đô, về sức làm việc bền bỉ với trí tuệ mẫn tiệp hiếm có, một chứng nhân của gần một thế kỷ thăng trầm trên đất Thủ đô, là cuốn từ điển sống về văn hóa và từ ngữ dân gian của Hà Nội. Với nhiều gắn bó máu thịt với Hà Nội trong cuộc đời và trong tâm hồn, có thể coi Tô Hoài cũng là một tạng nghệ sĩ độc đáo và tài hoa như mẫu người Bùi Xuân Phái, chỉ khác là ông đã vẽ nên một Hà Nội phố bằng giấy trắng mực đen và ngòi bút sắt, chứ không phải bằng toile và các mảng màu …

Giải Việc làm – Vì tình yêu Hà Nội với tiền thưởng là 7 triệu đồng, kèm chứng nhận và kỷ niệm chương) đã được trao cho Nhóm các tác giả và chuyên gia đã minh chứng được những giá trị to lớn cần được giữ gìn của Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long; từ đó, lập được kế hoạch bảo vệ, đồng thời xây dựng và hoàn thiện được bộ hồ sơ đề cử, để Khu di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới trước thềm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Ban Tổ chức và Hội đồng giám khảo đã trân trọng mời GS Phan Huy Lê, đại diện cho nhóm tác giả và chuyên gia nhận Giải thưởng này.

Giải Tác phẩm – Vì tình yêu Hà Nội (với tiền thưởng là 7 triệu đồng, kèm chứng nhận và kỷ niệm chương) đã được trao cho Hợp xướng Trống đồng mang tên “Ngàn năm Thăng Long – Nổi trống Lạc Hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Cường. Đây là một sáng tạo đột phá của nhạc sĩ Nguyễn Cường trong việc dám khai thác sức mạnh nhạc khí của trống đồng – một hiện vật mà lâu nay nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ là “vật thiêng” chứ không phải nhạc khí.

Giải Ý tưởng – Vì tình yêu Hà Nội (với tiền thưởng là 7 triệu đồng, kèm chứng nhận và kỷ niệm chương) đã được trao cho Đồ án “Cung đường hòa bình” của nhóm KTS Hoàng Thúc Hào – một đồ án độc đáo và sáng tạo đã “đánh thức” được bức tường bao Thành Thăng Long xưa – mà nay là một đoạn đường Bưởi.

HĐGK cũng ghi nhận một tác phẩm đặc sắc khác là Bức tranh thêu khổng lồ “Cội xưa” của họa sĩ trẻ Phạm Thị Hoài hợp tác cùng các nghệ nhân làng nghề cổ Văn Lâm ở Ninh Bình. Bức tranh thêu rộng đến 170,5 m2, nếu căng lên sẽ trải dài suốt một hành lang 30m, một kỳ công làm trong 60.000 ngày công của hơn 100 nghệ nhân. Ghi nhận những ý nghĩa đó và giá trị nhiều mặt của bức tranh,  HĐGK đã quyết định vận dụng, mở rộng hệ thống giải thưởng, để trao: Tặng thưởng-  Vì tình yêu Hà Nội (với tiền thưởng là 3 triệu đồng, kèm chứng nhận và kỷ niệm chương) cho bức tranh “Cội xưa”.

Chi tiết về các đề cử và giải thưởng xem thêm “Báo cáo tổng kết” của Hội đồng Giám khảo và trên www.thethaovanhoa.vn/buixuanphai
    
Mọi thông tin xin liên hệ: Quốc Hưng, báo TT&VH, 043.8254756

Tin mới

Tin đã đăng

Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận của bạn

gửi ý kiến(Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)

  • (*)
  • (*)
  • (*)
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link