Ca khúc 'Rocket Man' của Elton John: Cô đơn giữa những vì sao

07/07/2019 19:46 GMT+7 | Giải trí

(Thethaovanhoa.vn) - Ra đời từ cách đây gần 50, nằm giữa rất nhiều những ca khúc kinh điển của Ngài Elton John, nhưng Rocket Man vẫn có vị trí đặc biệt khi được danh ca chọn làm tựa đề cho bộ phim tiểu sử về ông.

'Rocketman': Mở ra những góc khuất về huyền thoại Elton John

'Rocketman': Mở ra những góc khuất về huyền thoại Elton John

Ngày mai 24/5, bộ phim tài liệu về huyền thoại âm nhạc Anh Elton John, mang tựa đề Rocketman, sẽ được chiếu ra mắt tại LHP Cannes và sau đó sẽ có mặt tại các rạp chiếu từ ngày 30/5.

Bộ phim Rocketman, do Taron Egerton thủ vai chính, chính thức ra mắt công chúng hôm 31/5, được đặt theo tên ca khúc phát hành năm 1972 cùng album Honky Chateau.

Elton John chia sẻ rằng một dòng trong lời ca khúc kinh điển Rocket Man có ý nghĩa rất lớn với ông, khiến nó trở thành tiêu đề cho bộ phim bao quát sự nghiệp đồ sộ về danh ca.

Ông miêu tả nhân cách lập dị của mình trên sân khấu những năm 1970 giống như một “cơ chế đối phó” với tất cả những gì sai trái trong đời ông. “Tôi vui khi trở thành một một nghệ sĩ biểu diễn bởi tôi yêu biểu diễn hơn bất cứ thứ gì” - ông giải thích. “Nhưng ban đầu, như trong phim, có thể thấy sự nguy hiểm khi bị cuốn vào một nhân cách và cá tính do bạn phát minh ra… và dần mất đi chính con người mình, đến nỗi không biết mình là ai nữa. Rồi rồi bạn kết thúc ở trại phục hồi và cơ bản là bắt đầu lại cuộc đời một lần nữa”.

Tất cả gần như nhân vật phi hành gia trong ca khúc Rocket Man.

Chú thích ảnh
Từ trái qua phải: Elton John, Bernie Taupin và diễn viên Taron Egerton trong buổi khởi chiếu "Rocketman" tại LHP Cannes 2019

Tình bạn với Bernie Taupin

Trong buổi phỏng vấn, ông cũng tiết lộ rằng “có chút ghen tị” khi nhạc sĩ viết lời Bernie Taupin chia tay ông và viết hit cho những nghệ sĩ khác vào cuối những năm 1970. “Tôi phải để ông ấy đi… nếu không thì tôi sẽ mất ông ấy” - John nói. “Và sau đó tôi có Blue Eyes với Gary Osborn và Part-Time Love, nghĩa là tôi có hit với người khác, nhưng nó không hoàn toàn giống nhau”.

Tất nhiên, bởi Taupin không chỉ là đồng nghiệp mà còn có mối tâm giao đặc biệt với Elton. Bằng chứng chính là ca khúc để đời Rocket Man,có tựa gốc là Rocket Man (I Think It’s Going to Be a Long, Long Time).

Taupin nhớ lại khởi nguồn về bản hit mà ông viết lời hồi đầu những năm 1970: “Với Rocket Man, hai câu đầu tiên đến với tôi khi tôi đang lái xe, và trên đường về nhà, tôi đã viết ca khúc trong đầu. Khi vào nhà, tôi vội vàng viết ra tất cả trước khi quên mất”.

Như mọi khi, phần nhạc nhanh chóng đến với John, người đã dành tháng 1/1972 ở lâu đàiChateau d'Herouville (Pháp) cùng Taupin và ban nhạc để làm album Honky Chateau. Sáng sớm, John sẽ chỉnh dây đàn dương cầm ở phòng ăn sáng của lâu đài. Trên lầu, Taupin đọc vang ca từ. Những lời đẹp đẽ này sẽ “du hành” theo cầu thang xuống dưới và chỉ trong vòng 30 phút, ca khúc kinh điển Rocket Man đã hoàn thành. Ngay trong ngày, John thu âm ca khúc cùng ban nhạc. Sau này, John cũng nhớ lại rằng đây là “ca khúc khá dễ viết giai điệu, bởi nó là ca khúc về không gian, nên nó khá thênh thang”.

Rocket Man mở đầu bằng tiếng dương cầm lãng đãng với những nốt rất cao chấm phá rồi mở rộng thêm với tiếng synthesizer và guitar. Nó cũng tạo cảm giác xa vời khi lần đầu tiên, và sau này sẽ trở thành thương hiệu, xuất hiện giọng bè của các thành viên trong ban nhạc khi đó là Dee Murray, Nigel Olsson và Davey Johnstone.

Khỏi phải nói, giai điệu này đã trở thành bản hit bền bỉ bậc nhất của Elton John theo thời gian nhưng ý nghĩa ca từ mới khiến nó trở thành nỗi niềm bất hủ của bản thân John.

Chú thích ảnh
Bìa đĩa đơn "Rocket Man" phát hành ngày 3/3/1972

Sự phi lý giữa sự nghiệp và đời tư

Mỹ đã thực hiện sứ mệnh đưa người lên mặt trăng vào tháng 7/1969 và chuyến bay cuối trong sứ mệnh đáp xuống trái đất vào tháng 12/1972. Trong khoảng thời gian lịch sử này, có ba khúc kinh điển về du hành lên các vì sao là Rocket Man của Elton John, Space Oddity của David Bowie và Spaceman của Harry Nilsson. Vì tác phẩm của Bowie là hit đầu tiên nên nhiều người tưởng rằng Taupin lấy cảm hứng từ bối cảnh lịch sử cũng như ca khúc này.

Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Khởi nguồn Rocket Man, như Taupin nói trong bài phỏng vấn năm 2016 là “lấy cảm hứng từ một câu chuyện của Ray Bradbury, trong tuyển tập truyện ngắn khoa học viễn tưởng có tên The Illustrated Man. Trong sách, có một câu chuyện là The Rocket Man, kể rằng trong tương lai, phi hành gia trở thành một công việc thường nhật. Tôi đã nắm lấy ý tưởng đó và phát triển lên”.

Thật ra, có thể nói, ca khúc là phiên bản âm nhạc của truyện khi lời ca của nó là bản rút gọn của nguyên tác.

The Rocket Man, ẩn dưới vỏ bọc khoa học viễn tưởng, nhưng lại là câu chuyện thiên về tình cảm, tâm lý hơn.

Nó bắt đầu bằngmột đêm khuya, khi hai mẹ con mong ngóng người chồng, người cha phi hành gia trởvề sau ba tháng ở không gian.Đây là cảnh đã tái diễn trong suốt 10 năm qua và lần nào, trong nỗi thấp thỏm của họ cũng vừa chứa đựng niềm vui đón người vừa có nỗi chua chát bởi anh, phi hành gia, sẽ lại ra đi trong ít ngày.

Quả đúng như vậy. Ngày đầu tiên, anh sẽ cắm mặt xuống đất để cắt cỏ, sửa chữa lặt vặt, không bao giờ liếc lên trời. Nhưng từ ngày thứ hai, anh sẽ len lén nhìn các vì sao và cứ thế, đến ngày thứ ba sẽ đi mất. Đáng lẽ lần này anh đã quyết ở lại nhưng bỗng sao Hỏa mọc lên ở phía Đông, và thế là, anh lại trì hoãn, thêm một lần nữa vợ con anh thất vọng.

Đây cũng là thất vọng của chính anh bởi đã nhiều lần, một mình trên không gian, giống như Elton John, anh thề sẽ về nhà luôn nhưng mỗi khi về nhà, anh lại vội vã trở lại không gian. Anh thậm chí còn bắt con mình hứa sẽ không thành phi hành gia, để không phải chịu nỗi đau khổ dằn vặt như mình. Hơn thế, mỗi khi anh về, vợ anh lại nhìn anh mơ hồ như anh không ở đó.

Phi hành gia không biết rằng người vợ cư xử như vậy bởi với cô, anh đã chết rồi. Bởi có hàng triệu cách có thể dễ dàng gây ra cái chết cho anh và cô buộc phải tập làm quen cho mình, để khi nó thành sự thật, không quá đau khổ. Nhưng hóa ra, chuẩn bị bao nhiêu cũng không đủ: Trong lần cuối cùng, như anh hứa, trên không gian, anh đã ra đi mãi mãi.

Nếu anh chết trên sao Kim, vợ con anh nguyện không bao giờ nhìn sao Kim nữa. Nếu anh chết trên sao Hỏa, vợ con anh nguyện không nhìn lên sao Hỏa nữa. Và cứ như vậy, với bất kỳ vì sao nào. Nhưng trớ trêu thay, con tàu của phi hành gia đã rơi vào mặt trời. Thế nên, từ đó, hai mẹ con ăn sáng vào lúc nửa đêm, ăn trưa vào lúc ba giờ sáng và ăn tối trước lúc mặt trời mọc. Họ ngủ lúc mặt trời lên và chỉ hiếm hoi ra ngoài vào những ngày mưa không bóng mặt trời.

Quá nhiều bi kịch cho một gia đình với hai người lớn không bao giờ có niềm vui trọn vẹn và đứa trẻ không bao giờ với tới mơ ước thành phi hành gia như bố.

May mắn cho Elton John, tuy một thời gian dài sống như Rocket Man nhưng ông đã kịp quay trở lại vào lần cuối, sau chuyến lưu diễn chia tay Farewell Yellow Brick Road và bộ phim tiểu sử Rocketman.

Rocket Man (Người tên lửa) không phải ca khúc chiến tranh, mà ngược lại, thể hiện mưu cầu về hạnh phúc, tình yêu và hy vọng. Có lẽ chính vì vậy mà ngày 5/7/2018, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đáp máy bay tới Triều Tiên trong chuyến thăm lần 3 để thảo luận về vấn đề giải trừ hạt nhân, sau Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ mang theo 2 món quà đặc biệt của Tổng thống Donald Trump gửi tới nhàlãnh đạo Kim Jong Un, trong đó có mộtđĩa nhạc của ca sĩ Elton John có bài hát Rocket Man.

Thư Vĩ (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link