Ca khúc 'The Track Of My Tears' của Smokey Robinson: Vết dấu của đau thương tình ái

27/06/2021 19:00 GMT+7 | Giải trí

(Thethaovanhoa.vn) - Ở đâu đó, ngược về vô cùng thời gian, người nhạc sĩ đầu tiên nào đó đã viết nên ca khúc đầu tiên. Dù sự tiến hóa trong ngôn ngữ của loài người được cho là nhờ thói ngồi lê đôi mách nói xấu nhau nhưng chắc đó không phải điều xảy ra với âm nhạc. Phải là một cảm xúc dâng trào nỗi niềm. Không ai biết ca khúc đầu tiên là về điều gì, nhưng còn xúc cảm nào nhiều cung bậc hơn nỗi đau ái tình?

'Blowin’ In The Wind' của Bob Dylan: Ca khúc 'do thời đại gọi ra'

'Blowin’ In The Wind' của Bob Dylan: Ca khúc 'do thời đại gọi ra'

Ngay từ thời trẻ, giữa tuổi hoa niên sục sôi, giữa những biến động chính trị - xã hội đảo điên, Bob Dylan vẫn luôn giữ nguyên một quan điểm: “Tôi không bao giờ viết nhạc chính trị. Các ca khúc không thể cứu thế giới”.

“Nhiều người viết về các vấn đề xã hội và chính trị. Tôi viết về tình yêu: Tình yêu không bao giờ lỗi thời” - Smokey Robinson nói trong một buổi phỏng vấn năm 1992, nhiều năm sau thiên lệ sầu The Tracks Of My Tears ra đời.

Vết dấu

Mỗi người đang yêu, trong mỗi ngày của cuộc sống từ hàng triệu năm,ngôn ngữ đều phải tìm cách hoa mỹ để nói về tình yêu. Và như thế, có đến hàng ngàn tỷ lần? Những nhạc sĩ kỳ tài nhất biết rõ thử thách này: Làm mới diễn đạt về tình yêu. Nhưng thay vì sợ hãi, họ sẵn lòng dấn thân.

Chú thích ảnh
Smokey Robinson và ban nhạc The Miracles

Hãy xem Smokey Robinson, người nói thế này trong một cuộc phỏng vấn với Billboard năm 1989: “Từ khi tôi học cách viết các ca khúc, tôi nhận ra sự thật rằng chúng không có từ mới nào. Cũng như không có nốt mới nào trên đàn dương cầm hay guitar. Và thật sự cũng không có ý tưởng gì mới. Thế nên, anh phải làm việc trong khuôn khổ của những gì đã diễn ra trong hàng nghìn năm qua kể từ khi ngôn ngữ bắt đầu. Anh phải làm việc trong tham số đó. Mẹo của tôi là hãy thử và nói cùng một thứ theo cách khác nhau”. Bằng mẹo đơn giản đó, Robinson đã hoàn thành kỳ tích hết lần này tới lần khác trong sự nghiệp lừng lẫy hơn 4.000 ca khúc của mình. Nhưng có lẽ, không lần nào sâu đậm như The Track Of My Tears.

Thật ra, nguồn gốc của ca khúc là từ tay guitar Marv Tarplin - cộng sự viết nhạc tuyệt vời và sung mãn nhất Robinson có được trong đời. Cách làm việc của Tarplin cũng rất đơn giản là ghi các đoạn riff guitar vào băng rồi đưa cho Robinson, kỳ tới khi nào bạn nghĩ ra ca khúc. Với The Tracks Of My Tears cũng vậy. Robinson nghe nó mỗi ngày và sau một tuần, viết ra được 3 câu: “Nhìn sâu vào gương mặt anh/Thấy một nụ cười lạc lõng/Nhìn kỹ đi em sẽ dễ nhận ra”.

Tuy nhiên, Robinson sau đó gặp trở ngại về tinh thần và không thể nghĩ ra gì thêm ngoài 3 dòng đó. Nhưng vì không bao giờ ngừng nghĩ tới nó, ý tưởng kỳ diệu đã hiện ra vào một lần ông đang cạo râu. “Tôi nhìn vào khuôn mặt mình và tự nghĩ: Sẽ thế nào nếu một người khóc quá nhiều tới mức những giọt nước mắt thật sự để lại vết dấu trên khuôn mặt họ? Chính là nó”. Phải, chính là The Tracks Of My Tears (Vết dấu nước mắt anh).

Chú thích ảnh
Người tôn vinh tình ái Smokey Robinson

Tình yêu

Như một dòng sông tìm được đường ra biển lớn. Cứ như thế, câu chữ tuôn ra và làm nên những hình ảnh kỳ tích mới. Nó giống như lời tâm tình sau cuối của chàng trai cùng quẫn với tình yêu cũ, dù không biết được cô gái liệu có đang lắng nghe hay hơi tàn đã nguội lạnh. Dù thế nào, anh cũng cảm thấy nỗi thôi thúc phải kêu lên rằng gương mặt anh phô ra trước công chúng chỉ là một màn kịch câm. Không những thế, anh còn cường điệu: “Mọi người nói anh là sức sống của bữa tiệc vì hay kể chuyện hài/Mặc dù anh có thể cười to và nồng nhiệt, nhưng sâu bên trong anh đang buồn”. Ông thậm chí cố đánh lạc hướng nỗi đau bằng các hẹn hò với những cô gái khác, tất cả đều vô ích: “Dù cô ấy có thể thật đáng yêu, cô chỉ là một người thay thế/ Người vĩnh cửu là em”.

Khi nghe nỗi đau tinh tế trong The Tracks Of My Tears, Bob Dylan - nhạc sĩ đoạt giải Nobel Văn học 2016 - đã phải gọi Smokey Robinson là “nhà thơ sống vĩ đại nhất của nước Mỹ”. Pete Townshend của The Who - một tâm hồn lớn vô cùng nhạy cảm khác -đã bị ám ảnh bởi từ “người thay thế” tới mức, như ông nói, “quyết định tôn vinh từ đó với một ca khúc về riêng nó”. Đó là cách hit năm 1966 của The Who Substitute ra đời.

Có nhiều huyền thoại rằng khán giả sẽ cùng nhau khóc tầm tã khi nghe Robinson cất giọng hát The Tracks Of My Tears. Người ta có thể khóc vì nhiều thứ: Vì đồng cảm với nỗi đau của chàng trai, vì tình riêng chua chát của người thay thế hay đơn giản vì vẻ đẹp của tình yêu, dù nó đã đi mất. Như chính Robinson nói: “Đây là thứ tình yêu được làm ra: Rắn, ốc sên, đuôi chó con, đường, gia vị và mọi thứ tốt đẹp”.

Lãng mạn hóa tình yêu bùng nổ vào thế kỷ 19. Nhưng như nhà văn nữ quyền Mary Evans nói: Tình yêu không phải một thực tế vĩnh cửu. Tình yêu lãng mạn gắn chặt với quá trình hiện đại hóa, như nhiều nhà lý thuyết xã hội cổ điển từ Max Weber tới Jurgen Habermas đã nói. Chính hiện đại hóa đã đẩy tình yêu vào nghịch lý trái với cấu trúc quy chuẩn truyền thống của nó: Tình yêu được tự do cá nhân hơn, đậm chủ nghĩa khoái lạc hơn nhưng lại ít được tiếp cận hơn. Sự cuồng loạn của tình yêu trong văn hóa đương đại khiến tình yêu - thứ vốn đầy rẫy phi lý - biến mất. Cách “giải trừ” đơn giản nhất có lẽ chính là nghe The Tracks Of My Tears suốt đêm dài, để tìm lại tình yêu trong những điều mong manh nhất, như giọt nước mắt lăn trên má.

Năm 2012, Robinson tổ chức 2 buổi diễn đặc biệt ở Bắc Hollywood, nơi ông không hát hay nhảy mà chỉ ngâm thơ. Cơn bão lòng hơn 70 năm của một người đàn ông gốc Phi nhưng mang màu tóc vàng và đôi mắt xanh lục lam giờ thâm trầm trong ngôn từ, tráng lệ như khi mặt trời chạm mặt biển.

“Hãy đặt niềm tin vào tôi, hãy để tình yêu này hoài thai. Đây là sự thật, hãy để thời gian ngưng lại”.

Ca khúc "The Tracks Of My Tears" qua tiếng hát của Smokey Robinson:

Vài nét về ca khúc “The Tracks Of My Tears”

The Tracks Of My Tears chính thức phát hành vào năm 1965. Khi Robinson đưa ca khúc ra, nó chiến thắng rõ ràng tới mức ngay cả người sáng lập cực kỳ khắc nghiệt của Motown là Berry Gordy phải tuyên bố đây là kiệt tác. Thật sự không tìm nổi lỗi nào từ phiên bản gốc của The Tracks Of My Tears, từ sự đi tới đi lui trong giọng Robinson và ban nhạc, cải biên uyển chuyển, tới cách gây phiêu tâm hồn của The Funk Brothers - nhóm nhạc công nòng cốt của Motown. Khi ca khúc lên tới đỉnh điểm của cảm xúc lúc bước vào điệp khúc cuối, khuôn mặt khán giả như bị thôi miên.

Không ngạc nhiên khi The Tracks Of My Tears có rất nhiều bản cover. Với tính bất biến của tình yêu, các bản cover trải dài từ những tên tuổi kinh điển như Aretha Franklin, Shirley tới DJ Avicii. Trong đó, có nhiều bản là hit, lọt Top ca khúc bảng xếp hạng. Nhưng ai có thể so sánh được với bản falsetto mượt mà của Smokey Robinson? Sao có thể tìm được nhạc sĩ nào tìm được cách biểu lộ hình ảnh trái tim tan vỡ tốt hơn?

Bản gốc The Tracks Of My Tears đã được giới thiệu vào Đại sảnh Danh vọng Grammy, được Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Mỹ và Quỹ quốc gia cho nghệ thuật xếp thứ 127 trong danh sách Các ca khúc của thế kỷ, được Rolling Stone xếp thứ 50 trong danh sách 500 Ca khúc vĩ đại nhất mọi thời đại và Ca khúc vĩ đại nhất của Motown mọi thời đại. Một hội đồng gồm 20 nhạc sĩ và nhà sản xuất hàng đầu thế giới, bao gồm Hal David, Paul McCartney, Brian Wilson và Jerry Leiber đã xếp The Tracks Of My Tears đứng thứ 5 trong danh sách 10 Ca khúc hay nhất mọi thời đại.

Một họa sĩ không thể sáng tạo thêm màu mới trong bảng màu nhưng vẫn có thể tạo ra vô vàn kiệt tác.

Thư Vĩ (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link