Cách chống xâm nhập mặn đáng nể của nông dân Việt Nam: Một loại cỏ dễ mọc, chi phí thấp, giúp thu đến 100 triệu/năm

05/04/2023 17:23 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Đối với những người nông dân đồng bằng sông Cử Long đang chống chọi với xâm nhập mặn trên các cánh đồng lúa, tôm và cua, một loại cỏ chi phí rẻ, dễ trồng ngay ở địa phương là câu trả lời.

Loại cỏ chi phí thấp, dễ trồng

Vào cuối tháng 2, một thảm cỏ năn tượng xanh mướt bao phủ cánh đồng của Trần Hồng Ni ở Sóc Trăng, đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Xung quanh đồng cỏ của Ni là những cánh đồng trống. Mùa nước ngọt thuận lợi cho trồng lúa đã kết thúc, báo hiệu bắt đầu mùa thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Lúa thì chuyển sang ao, chờ nước mặn ngấm vào để nuôi tôm vụ sau.

Cách chống xâm nhập mặn đáng nể của nông dân Việt Nam: Một loại cỏ dễ mọc, chi phí thấp, giúp thu đến 100 triệu/năm - Ảnh 1.

Trần Hồng Ni và cha bên cánh đồng cỏ năn tượng. Ảnh: mekongeye.

Nông dân Cà Mau, bao gồm các tỉnh ven biển chiếm 1/3 diện tích đồng bằng sông Cửu Long, đã áp dụng mô hình nuôi lúa - tôm trong 3 thập kỷ. Được ca ngợi là một giải pháp linh hoạt đối với các mùa nước ngọt và nước mặn tự nhiên, biện pháp này cũng được coi là một giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu mẫu mực trong bối cảnh xâm nhập mặn gia tăng.

Tuy nhiên, khi biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và mực nước biển dâng cao, hiệu quả của mô hình tôm - lúa dần giảm đi khi tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng và khó lường.

Ngoài ra, chi phí thuốc tôm và phân bón tăng cao, cùng với năng suất giảm do diễn biến thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu và ô nhiễm nguồn nước, cũng như những thách thức trong việc tìm kiếm người mua đã làm trầm trọng thêm vấn đề, theo ông Châu Công Bằng, phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau.

Lúc này, một giải pháp xuất hiện ngay ở chính loại cây địa phương từ lâu đã được biết đến: cỏ năn tượng.

"Ở những nơi năn tương mọc, hệ sinh thái nhìn chung ở trạng thái tốt hơn, cho thấy tác động tích cực của nó trong việc cải thiện môi trường", ông Bằng nói. 

Sử dụng năn tượng mọc tự nhiên trong ao để nuôi tôm, cua là cách làm lâu đời của nông dân địa phương, nông dân Nguyễn Thanh Thủy, 37 tuổi ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, cho biết.

Chị Thủy giải thích rằng năn tượng còn chống xói mòn, chống sạt lở bờ ao và là nơi trú ẩn cho tôm, cua khi nắng gắt hay mưa quá to.

Những năm gần đây, chị Thủy và những hộ nông dân khác trong làng còn có thể bán năn tượng để làm nguyên liệu cho các sản phẩm thủ công.

Với doanh thu từ cả tôm và năn tượng, gia đình chị Thủy và nhiều người khác trong vùng này đang có thu nhập trung bình hàng năm từ 100 đến 150 triệu đồng (4.260 - 6.400 USD).

Kế sinh nhai từ cỏ năn tượng

Cỏ năn tượng (Scirpus littoralis Schrad), loài cỏ bản địa của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đã trở thành nguồn hy vọng cho gia đình Trần Hồng Ni. Sau khi chứng kiến thành công của mô hình sản xuất tôm - năn tượng ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, đầu năm nay, chị Ni quyết định trồng thử nghiệm năn tượng trên mảnh ruộng mà gia đình bỏ hoang nhiều năm.

Năn tượng sinh trưởng ở nước mặn, nước ngọt và nước lợ, cũng là môi trường tốt cho tôm và cua, TS Dương Văn Ni, trường Đại học Cần Thơ cho biết.

"Nuôi năn tượng trong ao nuôi tôm, cua theo phương pháp quảng canh giúp tôm, cua lớn nhanh và giảm 30% rủi ro dịch bệnh so với nuôi tôm truyền thống", ông cho biết thêm.

Tuy nhiên, mật độ của nó nên được giới hạn trong khoảng từ 40% đến 50% diện tích bề mặt.

Theo ông Dương Văn Ni, cỏ năn tượng có tiềm năng ở những vùng dễ bị hạn hán, độ mặn hoặc độ chua cao hiện không được canh tác hoặc được sử dụng để trồng lúa xen kẽ với các loại cây nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản khác, chiếm khoảng 8% tổng diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cách chống xâm nhập mặn đáng nể của nông dân Việt Nam: Một loại cỏ dễ mọc, chi phí thấp, giúp thu đến 100 triệu/năm - Ảnh 2.

Đinh Thị Trâm (trá) đang đan giỏ từ cỏ năn tượng. Ảnh: Mekongye.

Cỏ năn tượng được trồng trong vuông tôm để phục hồi hệ sinh thái, và còn có thể sử dụng để sản xuất các vật dụng thủ công. 

Đinh Thị Trâm ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng là một ví dụ. Cô đã từng làm công việc bóc vỏ tôm trong một nhà máy theo ca 17 tiếng. Nhưng từ khi con đi học, Trâm phải ở nhà chăm con. Chính điều đó đã đưa chị đến với nghề đan năn tượng.

Trâm có thời gian đưa đón con đi học, nấu ăn và kiếm được khoảng 1 triệu đồng (42 đô la) mỗi tháng từ việc đan năn tượng.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mâu cũng cho biết, tỉnh này muốn mở rộng diện tích cỏ năn tượng nhưng vẫn chưa tìm được người mua tiềm năng trong khi cây lúa và các loại cây trồng khác vẫn được ưu tiên.

Con đường biến năn tượng trở thành một sinh kế bền vững có thể không suôn sẻ và bằng phẳng nhưng loài cỏ này dù sao cũng đã đưa ra một giải pháp khả thi thân thiện với thiên nhiên để cải thiện hệ sinh thái cũng như sinh kế của cư dân trong một hoặc hai thập kỷ tới.

Minh Khôi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link