Cách lựa bát tiết lộ 8 đạo lý cuộc sống: Lòng người như cái bát, bát đầy, bát vơi… nhìn vào thấu nhân phẩm

03/12/2022 11:00 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Khi bạn nâng cao được "tần số" của mình, nhất định sẽ gặp được những người bạn ưu tú. Trong vô thức, họ sẽ cải thiện và ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như thế giới quan của bạn.

(01)Một thanh niên đi mua bát, anh ta thấy cái nào cũng gõ nhẹ, sờ mãi mà vẫn không ưng ý. Thấy thế ông chủ mới hỏi anh ta đang làm gì.

Hóa ra thủ thuật của anh chàng này là: "Cho hai bát va chạm nhau, bát nào vang lên tiếng giòn vui tai là bát tốt."

Nhưng ông chủ lại cười nói, bát anh ta chọn chỉ là thứ phẩm.

Ông bảo: "Nếu muốn chọn được bát tốt, bản thân phải là người biết xem hàng."

Kết luận: Lòng người như cái bát, có tốt, có xấu. Có bát đầy sự tin cậy, bao dung, chân thành; có bát lại "đạo đức giả", lòng tốt bị "vơi" đến không nỡ nhìn.

Nếu bạn trao đi sự chân thành, bạn thế nào, sẽ gặp gỡ người mang năng lượng tương tự như vậy.

Thế nên, hãy không ngừng học hỏi để khiến bản thân trở thành người ưu tú, có như vậy mới có cơ hội tiếp xúc với những người ưu tú khác.

Bài học "lựa bát" cùng 8 đạo lý cuộc sống sâu sắc: Lòng người như cái bát, bát đầy, bát vơi, "bát bao dung", "bát đạo đức giả"... - Ảnh 1.

(02)

Một con chuồn chuồn bay đến nơi xa lạ, thấy một con ruồi ở đó thì hỏi:

"Gần đây có chỗ nào có hoa tươi không?"

Con ruồi trả lời:

"Tôi không nhìn thấy bất kì bông hoa nào, chỉ thấy có lon, chai nhựa, phân, rác thải khắp các cống rãnh mà thôi."

Chuồn chuồn đành thất vọng bay đi, khi gặp con ong, nó cũng hỏi câu tương tự. Nhưng con ong vui vẻ đáp:

"Tất nhiên là có rồi, khắp nơi đều có hoa thơm."

Sau đó, con ong giới thiệu cho chuồn chuồn những đồng cỏ đẹp, có hoa lục bình mới chớm nở.

Kết luận: Lựa chọn bạn bè là điều rất quan trọng. Ở bên người xuất sắc, bạn sẽ tìm thấy ánh sáng, họ hướng dẫn bạn đến nhiều nơi có cảnh đẹp hơn.

Trong vô thức, họ sẽ cải thiện và ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như thế giới quan của bạn.

Bài học "lựa bát" cùng 8 đạo lý cuộc sống sâu sắc: Lòng người như cái bát, bát đầy, bát vơi, "bát bao dung", "bát đạo đức giả"... - Ảnh 2.

(03)

Một con rùa bị mắng rất thảm, nhưng nó không nói gì mà chỉ chui đầu vào mai. Một con cá thấy thế, nhịn không được khinh thường nói: "Ngươi thật vô dụng, chỉ biết trốn."

Rùa nghe xong chỉ ung dung duỗi chân bảo: "Đây không phải trốn chạy, chỉ là tôi muốn yên tĩnh một chút mà thôi."

Con cá nghe vậy liền đáp: "Ngươi bị mắng thảm vậy rồi còn gì."

Rùa nói: "Kệ họ, họ thích nói gì họ nói. Miễn là tôi không quan tâm, thì điều đó chẳng ảnh hưởng gì tới tôi cả. Đó là lý do tại sao tôi sống lâu như vậy."

Kết luận: Người thích bạn, bạn làm gì người ta cũng có thể hiểu. Người không thích bạn, dù bạn làm tốt đến đâu, họ cũng không vừa mắt.

Không cần thiết phải giải thích với người như thế, kẻ địch lại càng không! Thay vì lãng phí năng lượng của mình với người không đáng, tốt hơn hết bạn hãy học cách im lặng làm chính mình.

Bài học "lựa bát" cùng 8 đạo lý cuộc sống sâu sắc: Lòng người như cái bát, bát đầy, bát vơi, "bát bao dung", "bát đạo đức giả"... - Ảnh 3.

(04)

Con heo đất và mảnh giấy trắng đều được đặt trên bàn. Heo đất thì bụng đầy tiền, nó cảm thấy rất kiêu hãnh, nên đã khoe với giấy trắng:

"Mày nhìn bụng tao này, đầy tiền, còn mày, chỉ là tờ giấy trống rỗng."

Giấy trắng khiêm tốn đáp:

"Không đâu, tương lai của tôi nhất định sẽ rất viên mãn."

Quả nhiên sau này, chủ nhân nó đã cầm bút viết lên hai dòng chữ thư pháp tinh xảo, làm biểu ngữ treo ở phòng làm việc. Khách ra vào thấy nó đều vỗ tay khen thưởng. Về sau còn trở thành bảo vật lưu truyền vĩnh viễn.

Trong khi heo đất đã bị cháu nhà thư pháp đập vỡ để lấy tiền từ lâu.

Kết luận: Kiêu căng là sự khởi đầu của sự sa sút, đừng tự mãn khi bản thân chỉ mới có chút thành tích.

Đừng coi thường ai, biết đâu ngày mai người ấy sẽ khiến bạn phải ngoái nhìn.

Muốn trở nên giỏi giang, trước hãy học cách khiêm tốn!

Bài học "lựa bát" cùng 8 đạo lý cuộc sống sâu sắc: Lòng người như cái bát, bát đầy, bát vơi, "bát bao dung", "bát đạo đức giả"... - Ảnh 4.

(05)

Gà và chim bay qua sân của người nông dân, thấy trong sân đầy thóc, nó một mình đứng lại đó ăn.

Chim thì ngược lại, nó muốn về tổ kể lại việc đã nhìn thấy và gọi đồng bọn cùng đến.

Gà thấy thế thì khinh bỉ: "Tôi đã ăn no căng bụng, trong khi cô lại lãng phí thời gian về kêu đồng bọn, có đáng không?"

Chim không nói gì mà vẫn bay đi.

Vài năm sau, gà ngày càng già cỗi, nó mất đi khả năng bay, và trở thành món ăn trên bàn của con người. Chim vẫn như xưa, ung dung cất cánh bay lượn đi khắp nơi.

Kết luận: Thích nghi với sự thoải mái quá lâu là đang tự đào mồ chôn mình.

Hãy biết nhảy ra khỏi vùng an toàn đúng lúc, thực hành các kỹ năng tồn tại lâu dài.

Chỉ khi chúng ta dám can đảm chấp nhận thử thách, mới có thể đạt được những thành tựu phi thường.

Bài học "lựa bát" cùng 8 đạo lý cuộc sống sâu sắc: Lòng người như cái bát, bát đầy, bát vơi, "bát bao dung", "bát đạo đức giả"... - Ảnh 5.

(06)

Một con bướm bay vào phòng từ hướng cửa sổ, nhưng mãi vẫn chưa tìm thấy lối ra.

Nó liên tục vỗ cánh và húc mình vào tường không biết bao nhiêu lần mà vẫn không thành công.

Nhưng nó lại không biết rằng, cửa sổ vẫn đang mở, nó cứ bay lên trên cho đến khi kiệt sức và rớt xuống bàn.

Kết luận: Khi bạn gặp khó khăn, kiên trì là cách trực tiếp nhất. Nhưng chúng ta phải biết kiên trì đúng phương hướng, đúc kết kinh nghiệm từ những sai lầm để chiến lược có hiệu quả hơn.

Bài học "lựa bát" cùng 8 đạo lý cuộc sống sâu sắc: Lòng người như cái bát, bát đầy, bát vơi, "bát bao dung", "bát đạo đức giả"... - Ảnh 6.

(07)

Có hai con hổ, một con bị nhốt trong lồng, con còn lại thì sống sót ở nơi hoang dã.

Cả hai đều nghĩ rằng môi trường nó đang sống rất nghèo nàn, và ghen tị với đối phương.

Một lần bất ngờ, hai con hổ đều bị hoán đổi linh hồn, và cả hai đều cảm thấy rất hạnh phúc.

Con hổ hoang dã về chuồng, ngồi hưởng thụ cả ngày.

Con hổ trong chuồng thì tự do tung tăng ở vùng hoang dã, tận hưởng sự tự do đã mất từ lâu.

Nhưng chưa được bao lâu, cả hai con hổ đều chết. Một con chết vì u sầu, con kia chết vì đói.

Kết luận: Bạn không cần phải ghen tị với người khác. Hạnh phúc của mỗi người là khác nhau. Hạnh phúc như một bát nước đun sôi, dù người khác có dụ dỗ thế nào đi nữa, cũng không thể làm dịu cơn khát của bạn.

Người ta đau khổ, bởi vì thường theo đuổi những thứ không thuộc về mình.

Chỉ cần bạn không đòi hỏi nhiều, mà biết cách trân trọng những gì đang có, bạn nhất định có thể tìm được hạnh phúc.

Bài học "lựa bát" cùng 8 đạo lý cuộc sống sâu sắc: Lòng người như cái bát, bát đầy, bát vơi, "bát bao dung", "bát đạo đức giả"... - Ảnh 7.

(08)

Có một người đàn ông đang trú mưa dưới mái hiên. Khi thấy một nhà sư cầm ô đi ngang qua, ông ta đã hét lên: "Đại sư, xin giúp tôi với!"

Đại sư nói rằng: "Tôi ở dưới mưa, còn anh ở dưới mái hiên. Đứng dưới mái hiên không bị ướt mưa, anh không cần sự giúp đỡ của tôi."

Ngay khi người đàn ông nghe thấy điều này, anh ta lập tức chạy từ dưới mái hiên ra và đứng dưới mưa chất vấn:

"Bây giờ tôi đã đứng trong mưa rồi, đại sư giúp tôi được rồi chứ?"

Đại sư đáp: "Tôi đang đứng trong mưa, anh cũng đứng trong mưa. 

Tôi không bị mắc mưa vì tôi có ô. Anh lại bị mắc mưa vì anh không có ô.

Vậy thứ anh cần tìm, không phải tôi, mà là một chiếc ô!"

Kết luận: "Vận mệnh giống như đường chỉ tay của bạn, tuy đường cong rất nhiều, nhưng nó vẫn luôn nằm trong lòng bàn tay của bạn."

Chúng ta muốn sống cuộc đời chúng ta muốn, thì chúng ta phải sớm hành động trước.

Cầu người không bằng cầu chính mình!

Cẩm Thi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link