26/03/2012 09:36 GMT+7 | Thế giới
Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, với 8 loại phí hiện hành và 2 loại sắp áp dụng, gánh nặng với người dùng ôtô là quá lớn. Trong khi đó, việc thu phí với xe máy cũng được cho là một vấn đề xã hội hết sức nhạy cảm.
Với cương vị là Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam, câu chuyện thuế, phí từ lâu đã khiến ông Nguyễn Mạnh Hùng trăn trở. Theo tính toán của ông Hùng giá ôtô tại Việt Nam hiện cao gấp 3 lần, phần nhiều là do thuế và phí. "Phí trước bạ ở Hà Nội tăng cao tới 20%, phí cấp biển số xe 20 triệu đồng, phí trông giữ xe cũng tăng cao khiến lượng ôtô bán ra trong tháng 1 đã giảm một nửa", vị chủ tịch này cho biết.Ôtô vào thành phố ngày một tăng nhanh là nguyên nhân gây kẹt xe.
Chủ ôtô hiện phải nộp 8 loại thuế và phí gồm: - Thuế nhập khẩu ôtô - Thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế VAT - Phí trước bạ - Phí đăng ký cấp biển số - Phí xăng dầu - Phí kiểm định - Phí bảo hiểm. Thời gian tới sẽ phải nộp: - Phí bảo vệ môi trường - Phí bảo trì đường bộ |
Chia sẻ quan điểm này, ông Trần Ngọc Thành, Vụ trưởng Vận tải, Bộ Giao thông cho rằng, đề án phí hạn chế phương tiện chưa thực hiện ngay, còn phải qua quy trình rất dài. Bộ Giao thông báo cáo Chính phủ để thẩm định trình Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết điều chỉnh phí và lệ phí, rồi mới sửa đổi các nghị định, quy định... Do vậy, các chuyên gia cứ có ý kiến có thể bàn bạc, thảo luận để cơ chế chính sách sau này được đúng đối tượng, đúng mục tiêu, đi vào cuộc sống.
Theo tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải, Pháp lệnh phí và lệ phí có quy định, phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ. Phí hạn chế phương tiện cá nhân đường bộ không được hoàn trả trực tiếp như quy định tại Pháp lệnh phí và lệ phí mà có tính hoàn trả gián tiếp. Người nộp phí được hưởng dịch vụ tốt hơn thông qua việc lưu thông trên đường thông thoáng hơn, tiết kiệm được thời gian, giảm nhiên liệu tiêu hao... Ngoài ra, loại phí này chính là một khoản thu của ngân sách nhà nước tạo nguồn để chi đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống hạ tầng và đầu tư cho các công trình đảm bảo an toàn giao thông. Một số nước đã đưa ra biện pháp hạn chế gia tăng của lượng phương tiện như Luật hạn chế lưu lượng giao thông đường bộ của Anh; Chính sách đấu thầu quyền đăng ký lưu hành ôtô của Singapore; Chính sách quay số may mắn để có quyền đăng ký lưu hành ôtô của thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Các quốc gia như Singapore, Anh, Mỹ, Thụy Điển đều áp dụng thu phí tắc nghẽn giao thông ở quy mô thành phố theo thời gian và vị trí mà phương tiện lưu hành. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất