18/12/2010 10:37 GMT+7
“Cô giáo mày - tao với trò”. (Nguồn: Internet)
Đành rằng BLHĐ “không phải là hành động thường xuyên của số đông học sinh”, nhưng “chỉ là hiện tượng cá biệt” thì e rằng chưa thật thuyết phục. Dư luận xã hội ngày càng lo lắng, lên tiếng báo động về sự “cá biệt” này. Báo cáo của 38 sở GD&ĐT thì từ năm 2003 đến nay có hơn 8.000 vụ học sinh đánh nhau. Con số này chắc chắn còn xa với sự thật bởi như ông Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV nói: “Dư luận chỉ biết thông tin từng vụ việc khi báo chí đưa tin”, hoặc khi sự việc “được đưa qua mạng”.
Nam sinh đánh nhau đã đành, các nữ sinh đồng phục tuổi “hồng” cũng tham gia ẩu đả còn ác chiến hơn, giật tóc, xé quần áo làm nhục nhau giữa “thanh thiên bạch nhật”. Những clip “Nữ sinh đánh hội đồng” thường xuyên tung lên mạng.
Nói tới BLHĐ, không thể không nói đến trách nhiệm của người thầy, bởi đây là những tấm gương thường nhật các em soi vào. Những tấm gương ấy, đôi khi cũng “vấy” vào BLHĐ, ảnh hưởng nhiều đến nhân cách trẻ. Ở thành phố Hải Phòng, dư luận xôn xao clip “cô giáo mày - tao với trò”. Hiện tượng thầy bắt học trò quỳ, úp mặt vào tường, hành hạ các cháu nhỏ mà công luận từng công phẫn đã lên án mạnh mẽ. Các thầy cô cư xử với nhau thiếu tình người, văn hóa, tiêu biểu nhất vụ cô Lê Thị Hằng, kẻ chủ mưu thuê côn đồ đón đường hành hung thầy giáo Nguyễn Sĩ Khiêm, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (quận Hà Đông, Hà Nội) để trả thù cá nhân. Đại ca của bọn “đâm thuê, chém mướn” lại là một sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có tên Nguyễn Tăng Quỳnh, vì 30 triệu đồng đã bán mình cho quỷ dữ.
Như vậy, nhận xét BLHĐ chỉ là “hiện tượng cá biệt”, liệu đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật. Cũng giống như thầy thuốc không “chẩn” đúng bệnh, “bốc thuốc” điều trị sai, càng làm cho con bệnh trầm kha hơn. Nhận định sai với thực tế, trường học sẽ chẳng bao giờ có thể “nói không với BLHĐ”.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất