17/02/2011 11:19 GMT+7 | Giáo dục
Ông Hoàng Trọng Nhất, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa cho biết: “Việc di chuyển khó tránh khỏi lãng phí, nhưng để hạn chế lãng phí tối đa cần phải có lộ trình rõ ràng. Đến giờ các trường cũng chưa có thông tin gì về vấn đề này, chưa biết đi đâu, bao giờ đi”.
Như ngồi trên đống lửaThông tin 12 trường sẽ phải đăng ký di dời (gồm ĐH Công đoàn, ĐH Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Răng Hàm Mặt, ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Y Hà Nội, Y tế công cộng, Viện ĐH Mở Hà Nội, CĐ Công nghệ cao Hà Nội, CĐ Y tế Hà Nội) đang được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là giảng viên và sinh viên.
Di dời các trường ĐH là một chủ trương lớn, trong khi thông tin này đã “rùm beng” trên các phương tiện thông tin đại chúng thì lãnh đạo một số trường cho biết, họ chưa nhận được văn bản chính thức nào từ Bộ Giáo dục & Đào tạo mà chỉ nghe qua báo đài.
Diện tích chật hẹp, ĐH Văn hóa phải tận dụng sân KTX làm nơi học thể chất |
Tương tự, trao đổi với TT&VH, bà Đào Thị Thu Giang, Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại thương cũng cho biết trường chỉ biết thông tin này qua báo chí.
Còn ông Lê Văn Thanh, Viện trưởng Viện ĐH Mở Hà Nội: “Viện đã biết thông tin này trước Tết, trong dịp Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng một số bộ, ban ngành về thăm, nhưng thông tin chính thức bằng văn bản thì chưa có”.
Nhiều lần nhấp nhổm
Mới trên bàn nghị sự Tuy nhiên, theo ông Trần Duy Tạo, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em (Bộ Giáo dục & Đào tạo) các trường không nên quá hoang mang, việc di dời mới đang “trên bàn nghị sự” và chưa có thông tin chính thức về vấn đề này.
Thực tế, chủ trương di dời ra ngoại thành được hầu hết lãnh đạo các trường ủng hộ. Ông Hoàng Trọng Nhất chia sẻ: “Với khuôn viên chật hẹp của các trường hiện nay thì di dời là một chủ trương đúng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Nhưng di dời cần có lộ trình vì đây là dự án lớn, giống như chúng ta làm “đường cao tốc” cho ĐH nước nhà”. Theo ông Nhất, muốn di dời phải có đất, có đất còn phải xây dựng. Vấn đề giải tỏa được đất sạch đã khó, có vốn để xây dựng càng khó hơn. Chưa kể “tầm nhìn” bởi tương lai, quy mô thành phố phát triển, các trường lại trở thành nội thành thì liệu có tiếp tục phải di dời?
Ngay đối với Trường ĐH Văn hóa, ông Nhất cho biết, hai năm nay, nhận thấy nhu cầu bức thiết phải mở rộng diện tích trường, ĐH Văn hóa đã đi tìm hiểu nhiều nơi. Lãnh đạo các địa phương đồng ý cấp đất nhưng trường không đủ tiền đền bù. “Đền bù 1 triệu đồng một mét vuông cho tổng diện tích 20ha, chưa kể đến tiền xây hàng rào để giữ đất là khoản tiền quá lớn”, ông Nhất phân trần.
Thiếu vốn cũng là lý do khiến Viện ĐH Mở Hà Nội phải bỏ diện tích đất 3,7ha được cấp ở Cổ Nhuế. Tuy nhiên, kể cả khi có vốn thì việc xây dựng chưa hẳn đã suôn sẻ. Sau khi bỏ lỡ cơ hội xây dựng trường ở Cổ Nhuế, Viện ĐH Mở Hà Nội đã có thêm hai lần được cấp đất, nhưng cả hai lần dự án đều “phá sản” do việc quy hoạch chưa thống nhất.Viện trưởng Viện ĐH Mở Lê Văn Thanh cho biết: “Lần đầu, trường được đầu tư 7ha ở khu vực nay là Khu liên hợp Thể thao Mỹ Đình, đã có chỉ giới đỏ, có quyết định nhưng không thành do thành phố chuyển đổi quy hoạch.
Lần thứ hai, Viện được nằm trong dự án Khu đô thị ĐH Tây Nam, cấp cho 7 trường với tổng diện tích hơn 300ha. Dự án đã làm bản đồ chi tiết 1/2000 và 1/500. Viện Đại học Mở đã có hình hài rất đẹp. Nhưng rất tiếc, khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội thì thành phố lại muốn sử dụng khuôn viên đất khu đô thị này để xây dựng khu hành chính thủ đô”.
Ông Thanh cho biết: “Chúng tôi rất kỳ vọng vào dự án di dời lần này. Việc chưa có thông báo chính thức cho các trường có lẽ do các lãnh đạo còn bàn thảo kỹ hơn. Chúng tôi mong sớm có một lộ trình cụ thể để các trường còn chủ động".
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất