19/09/2014 13:02 GMT+7 | Thể thao
(Thethaovanhoa.vn) - Với người Trung Quốc, ASIAD đã là một cái ao nhỏ từ rất lâu rồi. Mục tiêu của họ bây giờ là chinh phục sân chơi Olympic. Bởi vậy, việc đoàn thể thao nước này đến Incheon 2014, thật ra, cũng chỉ để diễn tập cho Rio 2016 mà thôi.
Lần gần nhất Trung Quốc không vô địch trên bảng tổng sắp huy chương ASIAD là khi nào? Đó là Bangkok 1978, khi Nhật về nhất với 70 huy chương vàng, còn Trung Quốc chỉ về nhì với 56 HCV, nhưng vẫn bỏ xa đoàn kế tiếp là Hàn Quốc (18 HCV).
Sự thống trị của Trung Quốc
Suốt 36 năm qua, Trung Quốc đã về nhất 8 lần liên tiếp, và hầu hết đều với khoảng cách cực kỳ chênh lệch so với đoàn thứ nhì. Chỉ có kỳ Á vận hội Seoul 1986 kết thúc sít sao khi đội chủ nhà kém Trung Quốc đúng một HCV (93-94).
Tại kỳ Á vận hội lần này, Trung Quốc vẫn là đoàn đông vận động viên nhất, với 894 người, cao hơn cả chủ nhà Hàn Quốc (833). Nếu tính cả lực lượng huấn luyện viên và quan chức thì con số này lên tới 1300 người. Và tất nhiên, họ không chỉ áp đảo về số lượng. Ngoại trừ kabbadi, môn thể thao xuất phát từ Nam Á, Trung Quốc đã tham dự 35 trên tổng số 36 môn thể thao của ASIAD 14. Và theo tin từ Tân Hoa Xã, trong số vận động viên của họ, có tới 33 nhà vô địch Olympic
“Chúng tôi coi ASIAD là một phần quan trọng trong kế hoạch chuẩn bị cho Olympic mùa hè tại Rio năm 2006”, ông Xiao Tian, phó trưởng đoàn Trung Quốc khẳng định “Hy vọng các VĐV của chúng tôi sẽ thể hiện được tinh thần chiến đấu và fairplay tại kỳ đại hội này để tiếp tục duy trì vị trí số một trên bảng tổng sắp huy chương”
Tại kỳ ASIAD gần nhất tại Quảng Châu, thành tích của đoàn thứ nhì Hàn Quốc (76 HCV) chưa bằng số lẻ của Trung Quốc (199). Xét về tổng số huy chương, Trung Quốc cũng bỏ xa Hàn Quốc (232) và Nhật Bản (216). Trung Quốc thống trị ở các môn bóng bàn, thể dục dụng cụ, nhảy cầu, cầu lông, cử tạ, và cả điền kinh. Ngoài ra, họ cũng có những VĐV đủ chất lượng để cạnh tranh huy chương ở các môn khác.
Màn diễn tập ở Incheon
Tháng sau, giải vô địch thể dục dụng cụ thế giới sẽ diễn ra tại Trung Quốc (từ 3 đến 12/10), bởi vậy, rất nhiều ngôi sao đã bỏ qua ASIAD để giữ sức cho sân chơi này. Đáng chú ý trong đó có nhà vô địch thế giới môn xà đơn Zhang Chengling, đương kim VĐTG xà kép Lin Chaopan. Mặc dù vậy, với lực lượng rất dồi dào, sẽ không ngạc nhiên nếu Trung Quốc tiếp tục thống trị các nội dung này.
Điền kinh là môn thể thao cơ bản của Olympic nên cũng rất được chú trọng. Tại Incheon này, Trung Quốc hy vọng sẽ đạt thành tích tốt hơn 4 năm trước (13 HCV), đặc biệt là niềm tin ở các môn nhảy xa nam, đẩy tạ, ném đĩa và chạy đường dài. Chỉ có một điều đáng tiếc, VĐV hàng đầu Liu Xiang vẫn chưa bình phục chấn thương bàn chân, từng khiến anh không thể dự Olympic London 2012, nên không thể bảo vệ tấm HCV 110m vượt rào mà anh đã vô địch ở 3 kỳ Á vận hội gần nhất.
Cũng với mục tiêu hướng đến tương lai, Trung Quốc không cần triệu tập tay vợt nam kỳ cựu Wang Hao cũng như đương kim vô địch đơn nữ Li Xiaoxia, nhưng không ai nghi ngờ khả năng thống trị của họ. Lý do: Ở 10 kỳ ASIAD lần nhất, Trung Quốc đã giành tổng cộng… 55 HCV. Bốn năm trước, khi giải đấu diễn ra trên sân nhà, họ đã càn quét sạch 7 bộ huy chương.
“ASIAD sẽ là bệ phóng cho những tài năng trẻ nhiều triển vọng ra đấu trường quốc tế. Chúng tôi không quan tâm đến việc giành bao nhiêu HCV ở Incheon. Chúng tôi chỉ tập trung cho Rio 2016 mà thôi”, HLV trưởng đội tuyển bóng bàn Trung Quốc Liu Guoliang phát biểu hết sức tự tin.
7 Với lực lượng rất mạnh bao gồm Lin Lan, VĐV xuất sắc nhất ASIAD 2010 và nhà vô địch thế giới nữ Li Xuerui, HLV Li Yongbo đặt mục tiêu giành cả 7 tấm HCV tại Incheon 2014. 894 Tại ASIAD lần này, Trung Quốc vẫn là đoàn có số vận động viên đông nhất, với 894 người. 8 Đó là số lần vô địch toàn đoàn liên tiếp của Trung Quốc, kể từ ASIAD 1978 đến nay. |
Phương Chi
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất