Phố Wall ngóng chờ quyết định của FED

28/10/2008 09:17 GMT+7 | Thế giới

Chứng khoán Mỹ đã tiếp tục giảm điểm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 5 năm qua do giới đầu tư tiếp tục bán tháo cổ phiếu trong nỗi lo sợ thị trường sẽ tồi tệ thêm

Ngày 27/10, chứng khoán Mỹ tiếp tục mất điểm, trong khi giới đầu tư đang chờ quyết định lãi suất của FED.

Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm mạnh

Giá dầu kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 27/10 đã giảm 93 cent/thùng, tương đương -1,4%, đóng cửa ở mức 63,22 USD/thùng.

Liên quan đến khoản đầu tư 250 tỷ USD của Bộ Tài chính Mỹ, theo thông tin mới nhất cho hay, hiện đã có thêm 14 ngân hàng tham gia vào chương trình nhận vốn từ Bộ Tài chính Mỹ và đổi lại sẽ trả số cố phiếu ưu đãi cũng như các điều khoản bảo đảm đi kèm.

Theo đó, trong ngày 27/10, 17,6 tỷ USD đã được rót vào các ngân hàng: Capital One Financial, City National, Comerica, First Niagara Financial Group, Huntington Bancshares, KeyCorp, Northern Trust, State Street, SunTrust và UCBH Holdings.

Ngoài ra, 4 ngân hàng khác là First Horizon National, PNC - Regions Financial, Valley National và Washington Federal cũng thông báo sẽ tham gia vào chương trình này.

Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ đã bơm 125 tỷ USD vào 9 ngân hàng lớn của nước này và đổi lại đã nhận cổ phiếu ưu đãi và các điều khoản đảm bảo khác.

Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã cho biết sẽ tiếp tục mua vào các thương phiếu và bơm các khoản vay ngắn hạn nhằm hỗ trợ tính thanh khoản cho thị trường.

Cùng với các biện pháp tình thế mang tính ngắn hạn, nhiều khả năng FED cũng đã sẵn sàng cho một đợt cắt giảm lãi suất cơ bản mới, xuống dưới 1,5%/năm. Theo giới phân tích nhận định, biên độ giảm sẽ không như đợt cắt giảm 0,5% lần gần đây nhất mà có thể chỉ là 0,25%.

Liên quan đến thị trường nhà đất, hôm Thứ Hai, Bộ Thương mại Mỹ thông báo, doanh số bán nhà mới trong tháng Chín của nước này đã tăng 2,7% với 464.000 đơn vị (ngôi nhà, căn hộ) được bán từ 452.000 trong tháng Tám. Được biết, giá trung bình một ngôi nhà, căn hộ hiện ở mức 218.400 USD.

Chứng khoán Mỹ đã tiếp tục giảm điểm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 5 năm qua do giới đầu tư tiếp tục bán tháo cổ phiếu trong nỗi lo sợ thị trường sẽ tồi tệ thêm. Trên sàn New York, khối lượng giao dịch thành công tiếp tục bị co lại do lượng cầu đã giảm hẳn trong 4 ngày gần đây nhất.

Các quỹ đầu cơ, quỹ tương hỗ tiếp tục bán tháo cổ phiếu tăng dự trữ tiền mặt trước áp lực rút vốn của cổ đông cũng như quyết toán các hợp đồng hoán đổi…

Lúc này, giới đầu tư đang hướng về FED để chờ quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản dự kiến sẽ công bố vào ngày 29/10. Về lý thuyết, đó sẽ là tin vui cho thị trường chứng khoán.
 

Theo giới phân tích nhận định, rất có thể chỉ số Dow Jones sẽ phá đáy được thiết lập lần gần đây nhất là 7.286,27 điểm vào ngày 10/9/2002 bất chấp quyết định cắt giảm lãi suất của FED.

Tuy nhiên, số khác thì lạc quan hơn và cho rằng, thị trường sẽ không giảm sâu đến như vậy vì rất có thể khi FED cắt giảm lãi suất cơ bản, thị trường chứng khoán sẽ có sự phục hồi nhẹ và thiếp lật được thế cân bằng thay vì liên tục biến động mạnh như trong tháng 10/2008.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 203,18 điểm, tương đương -2,42%, đóng cửa ở mức 8.175,77.

Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 46,13 điểm, tương đương -2,97%, chốt ở mức 1.505,9.

Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 27,85 điểm, tương đương -3,18%, đóng cửa ở mức 848,92.

Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,34 tỷ cổ phiếu. Tại sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 2,27 tỷ cổ phiếu. Thị trường cứ có 4 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
 

Chứng khoán châu Âu tiếp tục đi xuống

Dù thị trường Đức đã lên điểm nhẹ nhưng hai thị trường Anh và Pháp vẫn đi xuống - trong đó thị trường Pháp giảm gần 4%, khép lại một ngày buồn của chứng khoán châu Âu.

Với 5 phiên liên tiếp giảm điểm gần đây, thị trường chứng khoán chung của khu vực mà đại diện là chỉ số FTSEurofirst 300 đã xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 5 năm qua.

Theo dự báo của giới phân tích, thị trường chứng khoán châu Âu hiện đang đợi quyết định hạ lãi suất cơ bản đối với đồng Euro, dự kiến sẽ công bố vào ngày 6/11 tới.

Trong phiên giao dịch này, các cổ phiếu khối ngân hàng, năng lượng tiếp tục dẫn đầu về biên độ mất điểm. Trong đó, cổ phiếu Deutsche Postbank, Societe, Anglo Irish Bank giảm từ 15,6% đến 24%.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 30,77 điểm, tương đương -0,79%, đóng cửa ở mức 3.852,59, khối lượng giao dịch đạt 2,07 tỷ cổ phiếu.

Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 0,91%, khối lượng giao dịch đạt 106 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 3,96%, khối lượng giao dịch đạt 230 triệu cổ phiếu.

Chứng khoán châu Á trong trạng thái… “rơi tự do”

Hôm thứ Hai, chứng khoán Nhật tiếp tục giảm mạnh và xuống mức thấp nhất trong vòng 26 năm qua. Sự lên giá mạnh của đồng Yên so với USD tiếp tục đẩy cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn giảm mạnh.
 

Bên cạnh đó, cổ phiếu khối ngân hàng cũng đi xuống do lo ngại về khả năng phải cần vốn trước áp lực thanh khoản cũng như để bù lỗ các khoản kinh doanh.

Dù đã ban hành các quy định về hạn chế bán khống cổ phiếu nhưng đà giảm của thị trường vẫn tiếp tục xảy ra khiến chỉ số Nikkei 225 đã mất 36,4% trong tháng 10/2008.

Trong phiên này, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group mất 14,6%, cổ phiếu Mizuho giảm 14,8%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui trượt 11,5%. Cổ phiếu Canon mất 10,9%, cổ phiếu Toyota hạ 8,1%, cổ phiếu Honda giảm 8,9%...

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 486,18 điểm, tương đương -6,36%, chốt ở mức 7.162,90. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 3,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 12 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.

Chứng khoán Hồng Kông trong phiên này đã có ngày giảm điểm mạnh nhất kể từ năm 1997 với biên độ giảm gần 13%. Nhiều cổ phiếu blue-chip đã giảm mạnh như HSBC, PetroChina, CNOOC…đã sụt giảm mạnh do tác động từ biến động của nhiều thị trường chứng khoán châu Á khác cũng như những lo ngại của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng giảm 1.536,12 điểm, tương đương -12,7%, chốt ở mức 11.082,26.

Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, chỉ số Hang Seng đã giảm trên 8% và mất hơn 13% trong cả tuần kết thúc ngày 24/10.

Liên quan đến thị trường Hàn Quốc, sáng nay (27/10), Ngân hàng Trung ương nước này đã tiến hành một cuộc họp khẩn cấp nhằm tìm kiếm các biện pháp phục hồi niềm tin cho thị trường, sau khi đồng Won và thị trường chứng khoán nước này ở trạng thái gần như “rơi tự do” trong tuần trước.

Kết quả của cuộc họp nói trên là việc lãi suất cơ bản của đồng Won đã được cắt giảm tới 0,75% - một mức cắt giảm lãi suất cơ bản chưa từng có của đồng tiền này - còn 4,25%.

Nhờ tác động từ đợt cắt giảm lãi suất này nên thị trường chứng khoán nước này đã có triển biếm tích cực hơn khi chỉ số KOSPI đã tăng được 0,82%.

Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 4,65%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã sụt giảm 6,32%.

Thị trường chứng khoán Singapore nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.

Thị trường

Chỉ số

Phiên trước Đóng cửa Tăng / giảm (điểm) Tăng / giảm (%)
Mỹ Dow Jones 8.378,95 8.175,77 Down203,18 Down2,42
Nasdaq 1.552,03 1.505,90 Down46,13 Down2,97
S&P 500 876,77 848,92 Down27,85 Down3,18
Anh FTSE 100 3.883,36 3.852,59 Down30,77 Down0,79
Đức DAX 4.295,67 4.334,64 Up 38,97 Up0,91
Pháp CAC 40 3.193,79 3.067,35 Down126,44 Down3,96
Đài Loan Taiwan Weighted 4.579,62 4.366,87 Down212,75 Down4,65
Nhật Nikkei 225 7.649,08 7.162,90 Down486,18 Down6,36
Hồng Kông Hang Seng 12.618,40 11.015,80 Down1.602,54 Down12,70
Hàn Quốc KOSPI Composite 938,75 946,45 Up7,70 Up0,82
Singapore Straits Times 1.594,29 N/A N/A N/A
Trung Quốc Shanghai Composite 1.839,62 1.723,35 Down116,27 Down6,32

 (Theo VnEconomy)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link