Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 20/5. Trong khi chỉ số Nasdaq Composite leo lên mức cao kỷ lục mới và chỉ số S&P 500 tăng nhẹ nhờ đà tăng mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ, chỉ số công nghiệp Dow Jones lại sụt giảm do sự lao dốc của cổ phiếu JPMorgan.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 15/5, khi cả 3 chỉ số chính thiết lập mức đỉnh mới sau khi có số liệu chính thức về lạm phát trong tháng 4.
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 15/4, do đà tăng đầu phiên nhờ báo cáo doanh số bán lẻ mạnh mẽ của Mỹ đã bị xoá sạch bởi sự tăng vọt của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ và lo ngại về căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông.
Ngày 20/3, sắc xanh bao trùm các sàn chứng khoán tại Mỹ, nhiều mã chốt phiên cao kỷ lục sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ 5 liên tiếp.
Trong phiên giao dịch 21/2, chứng khoán Phố Wall biến động trái chiều sau khi biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu về việc cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Trong phiên giao dịch 31/1, chứng khoán Phố Wall (Mỹ) đi xuống sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đánh đi tín hiệu về việc cần thêm thời gian để xem xét kế hoạch cắt giảm lãi suất.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 27/12, đưa chỉ số Dow Jone lên mức cao kỷ lục mới, khi thị trường nhìn chung vẫn lạc quan vào triển vọng trong năm 2024.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ nhưng chốt phiên 11/12 ở mức cao kỷ lục mới kể từ đầu năm 2023 đến nay, trước khi các số liệu lạm phát được công bố trong tuần này và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông báo quyết định chính sách.
Ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên giao dịch 5/12, sau khi số liệu việc làm mới làm gia tăng những đồn đoán rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng Ba năm sau.
Nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn dắt chứng khoán Mỹ đi lên trong phiên giao dịch ngày 20/11, qua đó nối dài đà tăng nhờ lợi suất trái phiếu chính phủ giảm và tâm lý lạc quan về trí tuệ nhân tạo.
Các quỹ đầu tư chứng khoán của Mỹ đã ghi nhận dòng tiền bán ra mạnh mẽ trong tuần tính đến ngày 27/9 do lo ngại về khả năng gia hạn chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang (Fed) và sự gia tăng gần đây của lợi suất trái phiếu kho bạc.
Các nhà đầu tư chứng khoán Mỹ đang chuẩn bị cho một tháng Chín đầy biến động, khi thị trường phải đối mặt với một loạt các báo cáo dữ liệu kinh tế quan trọng, cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và lo ngại về nguy cơ chính phủ có thể đóng cửa.
Trong phiên giao dịch 31/5, chứng khoán Phố Wall đi xuống khi thị trường chờ đợi một cuộc bỏ phiếu quan trọng tại quốc hội về nâng trần nợ công của Mỹ.
Triển vọng lãi suất cao tiếp tục phủ bóng lên thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên cuối tuần (17/2), sau khi xuất hiện hàng loạt phát biểu "cứng rắn" của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Các nhà đầu tư chứng khoán Mỹ đang đặt kỳ vọng vào một loạt tín hiệu thị trường cho thấy Phố Wall nhiều khả năng sẽ trải qua một năm giao dịch lạc quan trong năm 2023.
Chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối cùng của năm 2022 giảm điểm, khép lại năm qua với mức giảm kỷ lục do chính sách tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, những lo ngại về suy thoái, xung đột giữa Nga và Ukraine và sự gia tăng về số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc.
Ủy ban thương mại Liên bang Mỹ mới đây đã xác nhận rằng, họ đã mở các cuộc điều tra đối với một số công ty tiền điện tử về các "hành vi sai phạm có thể xảy ra".
Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng mạnh lãi suất trong thời gian vừa qua đã tạo ra những lo ngại ngày càng lớn về nguy cơ nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023.