10/04/2014 09:56 GMT+7
(Thethaovanhoa.vn) - Những ngày này, khi đất nước chuẩn bị kỷ niệm 60 năm đấu tranh Thống nhất nước nhà cũng là 60 năm Hiền Lương bắt đầu là nỗi đau chia cắt, nhiều người qua cầu Hiền Lương ngỡ ngàng trước cây cầu sắt di sản được sơn hai màu xanh và vàng...
Được biết, tỉnh Quảng Trị trước khi tổ chức sơn cầu hai màu đã xin ý kiến Bộ VH,TT&DL. Mọi chuyện về thủ tục, về quản lý thôi không bàn, chỉ xin nói đôi điều về lịch sử. Chúng ta chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Hiệp định Genève và cũng là hành trình 60 năm cuộc đấu tranh thống nhất Bắc Nam.
Ngày đất nước chia cắt, phía bờ Nam, Mỹ Ngụy không chịu chung màu sơn trên cây cầu Hiền Lương. Họ sơn nửa cầu bờ Nam khác màu sơn bờ Bắc. Và để thể hiện ý chí khát vọng thống nhất non sông, chúng ta đã ngay lập tức sơn nửa cầu bờ Bắc cùng với màu sơn nửa cầu bờ Nam. Cuộc chiến màu sơn trên cây cầu kéo dài 5-6 năm trời, cuối cùng phía chính quyền Mỹ Ngụy đã thua cuộc, để cây cầu chung một mầu sơn...
Câu chuyện lịch sử ấy là sự thật. Sự thật đó là ý chí thống nhất non sông. Cây cầu phục chế hiện tại như một cách để nhắc nhớ về Hiền Lương thuở trước, với 21 năm cây cầu thành nỗi đau chia cắt. Nhưng minh họa lịch sử như việc sơn hai màu của cây cầu là một cách làm máy móc, không hiểu ý nghĩa lịch sử và làm giảm đi ý nghĩa của cuộc đấu tranh cho cho sự thống nhất đất nước thể hiện qua màu sơn của cầu Hiền Lương. Nhất là khi khát vọng đấu tranh thống nhất Bắc - Nam thành niềm vui chiến thắng, Tổ quốc vui sum họp một nhà từ ngày 30/4/1975.
Phạm Nguyễn
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất