11/06/2016 15:31 GMT+7 | Euro 2020
(Thethaovanhoa.vn) - Người thì làm không công. Kẻ thì cao chót vót. Đó là hoàn cảnh của 2 HLV sẽ đối đầu nhau tối nay, Leonid Slutsky của tuyển Nga và Roy Hodgson đang dẫn dắt đội tuyển Anh.
Cám cảnh HLV?
Slutsky, 45 tuổi, vốn là HLV CSKA Moskva và chỉ đảm nhận cương vị ở ĐTQG sau khi Fabio Capello ra đi. Ông chấp nhận cương vị này mùa Hè năm ngoái, dù Bộ trưởng thể thao Nga Vitaly Mutko tuyên bố: “Ông ấy sẽ không nhận lương, chỉ có tiền thưởng dựa trên thành tích”.
Hodgson cũng là HLV nhận lương cao thứ hai ở World Cup 2014, với người duy nhất nhận lương cao hơn ông chính là Capello, lúc đó đang dẫn dắt tuyển Nga. Chính bởi đã vung tay quá trán trong nhiệm kỳ bết bát của Capello mà LĐBĐ Nga giờ không còn tiền trả lương cho Slutsky. Chiến lược gia người Italy lãnh lương 7 triệu bảng mỗi năm khi bị sa thải vào tháng 7 năm ngoái, kèm theo một khoản đền bù hợp đồng hậu hĩnh.
Bảng lương của các HLV ĐTQG nhìn chung vẫn khá bèo bọt so với ở cấp CLB, với kỷ lục hiện giờ là Pep Guardiola và Jose Mourinho, sẽ lãnh lương 15 triệu bảng mỗi năm ở Manchester City và Man United từ mùa tới. Chỉ những LĐBĐ nhiều tiền nhất mới có thể trả lương cao cho HLV trưởng, và hầu hết những người trong danh sách này là ở châu Âu.
Ngay cả với Hodgson, nhiều cầu thủ của ông vẫn nhận lương cao hơn ông gấp nhiều lần. Nhưng sự chênh lệch đó ở các ĐTQG khác còn lớn hơn nữa. Ở Thụy Điển chẳng hạn, HLV Erik Hamren đang lãnh lương 154.000 bảng mỗi năm, bằng khoảng một nửa tiền lương của Zlatan Ibrahimovic trong... một tuần!
HLV Bồ Đào Nha Fernando Santos thì có mức lương 962.000 bảng một năm, hay 18.500 bảng một tuần, không bằng số lẻ mức lương tuần ngôi sao lớn nhất của ông, Cristiano Ronaldo: 320.000 bảng ở Real Madrid. Nói cách khác, những gì Ronaldo kiếm được trong 90 phút, bao gồm cả ăn ngủ, sinh hoạt, chơi bời… (19.800 bảng) bằng Santos kiếm được trong một tuần. Đồng đội của Ronaldo ở Real, Gareth Bale, cũng có lương tuần cao hơn lương năm của HLV tuyển xứ Wales, Chris Coleman.
Không lương vẫn đầy quyết tâm
Bất chấp việc không được nhận lương và hiện chỉ làm việc bán thời gian, Slutsky vẫn đầy quyết tâm và rất tin tưởng ở các cầu thủ của ông. Được gọi là “Mourinho nước Nga” ở quê nhà, ông tin mình sẽ tìm ra cách đánh bại đối thủ Hodgson và các học trò triệu phú.
Đó cũng là cuộc đối đầu giữa đội bóng trẻ thứ hai của giải đấu (Anh) và đội già thứ hai (Nga). Tuổi trung bình của tuyển Anh tại EURO 2016 chỉ cao hơn Ireland, trong khi Nga có 9 cầu thủ ở tuổi 30 và chỉ 1 người dưới 25 tuổi trong danh sách triệu tập: Aleksandr Golovin (20 tuổi). Cụ thể, cặp trung vệ đều đang chơi cho CSKA Moskva, Sergey Ignashevich và Vasili Berezutski, đã 36 và 34 tuổi.
Nhưng phát biểu ở nơi trú quân bên bờ sông Seine, tiền vệ Oleg Ivanov nói anh không ngại các con số thống kê: “Họ trẻ, nhưng chúng tôi kinh nghiệm. Sự ổn định trong đội bóng là rất quan trọng. Chúng tôi có nhiều ưu thế”. Đồng đội của Ivanov, Pavel Mamaev, thì cho rằng tuyển Anh ở giải này có rất nhiều điểm yếu. “Chúng tôi có hàng công rất mạnh”, Mamaev nói. “Tất cả các cầu thủ đều ở trong tình trạng tốt nhất và sẵn sàng chiến đấu vì đội bóng, nhất là ở hàng thủ”.
Tuy nhiên, HLV Slutsky đã không gặp may trong quá trình chuẩn bị cho giải. Igor Denisov bị rách cơ đùi ở trận giao hữu với Serbia. Alan Dzagoev, Denis Cheryshev và cựu tiền vệ Chelsea Yuri Zhirkov đều không tới được Pháp vì chấn thương, và cho tới hôm thư Năm, Dmitry Torbinski vẫn chưa ra sân tập, trong khi Denis Glushakov và Berezutski phải tập riêng.
Tình hình đã căng đến mức Slutsky phải mang theo tiền vệ đang khoác áo Schalke Roman Neustaedte. Cầu thủ này chỉ vừa nhận hộ chiếu Nga tuần trước theo một sắc lệnh đặc biệt từ đích thân Tổng thống Vladimir Putin. Dù có cha mẹ là người Nga và Ukraine, Neustaedte trước đó đã nhập quốc tịch Đức.
Bất chấp những khó khăn, Slutsky cho tới giờ đã khiến nhiều người ngạc nhiên với những giải pháp bất ngờ của ông đưa tuyển Nga vượt qua vòng loại EURO một cách thuyết phục bất chấp di sản bê bối mà Capello để lại. Slutsky cũng đã quyết định giữ nguyên sơ đồ chiến thuật mà người tiền nhiệm Italy của ông đã dùng, 4-2-3-1 (cũng là đội hình ông dùng ở CSKA Moskva).
Lối chơi đơn giản, trực diện và thực dụng của Slutsky đã giúp ông xoay chuyển tình thế ở vòng loại, thắng cả 4 trận cuối cùng và cán đích ở vị trí thứ 2 bảng G, qua mặt Thụy Điển. Chiến thắng 1-0 của họ ở vòng loại trước Thụy Điển có lẽ là trận đấu điển hình nhất cho phong cách Slutsky, chậm rãi, từ tốn, và chú trọng trước hết vào hiệu quả. Ở vòng loại, Nga cũng đã được xử thắng 3-0 trước Montenegro sau khi xảy ra bạo động ở Podgorica vào lúc hai đội đang hòa nhau 0-0 giữa hiệp 2.
24 LĐBĐ Nga đã phải bồi thường cho Capello 24 triệu euro sau khi sa thải ông này vào tháng 7/2015. 6,2 HLV Slutsky không nhận lương ở EURO lần này, nhưng riêng việc đưa được Nga tới Pháp đã giúp LĐBĐ Nga bỏ túi 6,2 triệu euro tiền thưởng từ UEFA. 5 Với mức lương 5 triệu euro mỗi năm, Hodgson là HLV nhận lương cao nhất ở EURO 2016. Tốp 10 HLV nhận lương cao nhất EURO 2016 Roy Hodgson (Anh) 5 Antonio Conte (Italy) 4,6 Fatih Terim (TNK) 3,5 Joachim Loew (Đức) 3,2 Vicente del Bosque (TBN) 3 Didier Deschamps (Pháp) 2 Marcel Koller (Áo) 1,5 Fernando Santos (BĐN) 1,2 Martin O’Neill (Ireland) 1 |
Trần Trọng
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất