CK ngày 19/3: Phiên điều chỉnh hay dấu hiệu bất thường?

19/03/2009 13:56 GMT+7 | Thế giới

Sau 4 phiên tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán bắt đầu có dấu hiệu “xả hàng” khá mạnh do một số nhà đầu tư chốt lời với mức lợi nhuận khá hấp dẫn 20-50%. Theo nhận định của nhiều CTCK, thị trường tăng mạnh tất nhiên sẽ có những phiên điều chỉnh. Chịu ảnh hưởng của một số thị trường chứng khoán lớn ở châu Á như Nhật và Hàn Quốc giảm điểm sáng nay, sàn HOSE cũng đóng cửa phiên giao dịch bằng một màu đỏ. Còn dấu hiệu bất thường là nhà đầu tư nước ngoài lại có một phiên mua ròng thứ hai liên tiếp trong tuần này.
 

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/03/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 267,04 điểm, giảm 6,35 điểm (tương đương giảm 2,32%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 32.207.210 đơn vị, tăng 22,15% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 639,032 tỷ đồng, tăng 29,45% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 520.000 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 9,49 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 32.727.210 đơn vị (tăng 13,16% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 648,522 tỷ đồng (tăng 23,98%).

CTCK KimEng trong báo cáo hôm qua đã lưu ý nhà đầu tư về hiện tượng trong thời gian gần đây nhà đầu tư nước ngoài không còn là bộ phận dẫn dắt thị trường như trước nữa. Khối này thường bán ra mạnh khi thị trường gần tạo đáy và mua vào khi thị trường gần tạo đỉnh. Vì thế nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trong ngày 18/03/2009 không hẳn là một tín hiệu tốt, nhà đầu tư trong nước cần quan tâm đến động thái tiếp theo của khối này. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua vào thì đó sẽ là tin rất tốt để hỗ trợ thị trường tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, nếu trường hợp ngược lại xảy ra, nhà đầu tư nước ngoài chỉ mua ròng một vài phiên và sau đó quay trở lại xu hướng bán cũ thì khả năng thị trường quay đầu đi xuống là rất cao.

Trước phiên giao dịch sáng nay, thị trường đã có đến 4 phiên liên tiếp tăng điểm, mức lợi nhuận đạt được không nhỏ do đó rất nhiều nhà đầu tư đã ồ ạt bán ra chốt lời ngay khi có thể khi thấy lượng bán ra có xu hướng tăng mạnh.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 0,47 điểm, xuống 272,92 điểm (tương đương giảm 0,17%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 6.765.660 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 136,35 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 69 mã tăng giá, 50 mã đứng giá tham chiếu, 58 mã giảm giá và 2 mã không có giao dịch là BBT, RHC. Đáng chú ý, trong đó có 24 mã tăng trần và 10 mã giảm sàn.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 5,21 điểm, xuống 268,18 điểm (tương đương giảm 1,91%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 28.720.320 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 571,84 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 267,04 điểm, giảm 6,35 điểm (tương đương giảm 2,32%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 32.207.210 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 639,03 tỷ đồng.

Trong tổng số 179 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 27 mã tăng giá, 127 mã giảm giá, 25 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 4 mã tăng trần là DHG, MPC, PPC, VNS nhưng có tới 67 mã giảm sàn. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 46 mã không còn dư mua trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều giảm giá, trong đó có 5 mã giảm sàn. Một kết cục đảo ngược 180 độ so với hai ngày trước đó.

Cụ thể, PVF giảm 400 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,30%), còn 17.000 đồng. PVD giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,69%), còn 58.000 đồng. HAG giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,82%), còn 54.000 đồng. HPG giảm 1.400 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,79%), còn 27.800 đồng. DPM giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,84%), còn 29.500 đồng. VIC giảm 1.900 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,91%), còn 36.800 đồng. VNM giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,52%), còn 77.500 đồng. VPL giảm 2.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,93%), còn 40.500 đồng. FPT giảm 2.300 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,81%), còn 45.500 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 4,3 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 13,31% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 16.700 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 600 đồng (tương đương 3,47%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 40,23% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là PPC với mức tăng 4,88% lên 21.500 đồng (tăng 1.000 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 773 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, có 4 mã cùng giảm hết biên độ cho phép 5% là TAC, LCG, KHA, PTC.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000 đồng lên mức 110.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 32 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, TCT là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 4.000 đồng xuống còn 79.000 đồng/cổ phiếu, với 5.910 cổ phiếu được giao dịch.

Tất cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE đều giảm giá, trong đó có 2 mã giảm sàn. Cụ thể, PRUBF1 giảm 100 đồng (tương đương 2,27%), xuống 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 100 đồng (tương đương 1,33%), xuống 7.400 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 100 đồng (tương đương 3,23%), xuống 3.000 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 200 đồng (tương đương 4,17%), xuống 4.600 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 68 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.562.620 đơn vị, bằng 7,96% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PPC được họ mua vào nhiều nhất với 540.280 đơn vị, chiếm 69,91% tổng khối lượng mua vào của khối này. Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là DHA, RIC, DHG, PAC và HBD.

Trong khi đó, khối này sáng nay lại bán ra 53 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 959.670 đơn vị, bằng 2,98% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Mã DPM được họ bán ra nhiều nhất với 102.010 đơn vị, chiếm 11,13% tổng khối lượng mua vào của khối này. Ngoài ra, các mã được nhà đầu tư nước ngoài bán ra có tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là TMS (96,05%), IMP (64,31%), TCR (55,33%), TRC (47,22%) và DRC (44,92%).

CTCK Habubank (HBBS) nhận định: Những chỉ báo kỹ thuật đang tiếp tục khẳng định xu hướng đi lên mạnh trong trung hạn. Tuy nhiên vẫn tồn tại những yếu tố có thể tác động tiêu cực tới thị trường khi mà thị trường chứng khoán thế giới chưa thật sự ổn định, khủng hoảng kinh tế chưa có dấu hiệu kết thúc. Do đó, HBBS khuyến nghị những nhà đầu tư chưa mua được cổ phiếu nên chú ý phiên điều chỉnh sắp tới. Nếu thị trường điều chỉnh trong 1,2 phiên tới sau đó lại tiếp tục có lượng cầu mạnh đỡ và đẩy thị trường tiếp tục lên thì nhà đầu tư nên gia nhập thị trường ngay lập tức. Tuy nhiên những nhà đầu tư ngại rủi ro thì không nên mua khi thị trường trên 280 điểm.

Cùng quan điểm, CTCK HSC nhận định thị trường trong những phiên giao dịch gần đây đã có một số nhà đầu tư chốt lãi. Đó là lý do tại sao khối lượng giao dịch ở mức rất cao. Tuy nhiên, thị trường vẫn đủ sức để hấp thụ với giá trị giao dịch ở mức chưa từng có trong một thời gian dài, giúp chúng ta tin thêm rằng sự khởi sắc này vẫn còn có thể tiếp tục. Các chuyên gia của HSC vẫn khuyến nghị nhà đầu tư nên giữ nguyên vị trí của mình và hưởng thụ đà đi lên này.

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
Giá
+/-
%
KLGD
STB
16.700
(600)
-3,47%
4.286.250
SSI
24.500
-
0,00%
3.092.350
REE
22.000
900
4,27%
2.543.650
SAM
14.600
(300)
-2,01%
2.055.090
ITA
20.500
(1.000)
-4,65%
978.500
 
 
 
 
 
5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất
Giá
+/-
%
KLGD
PPC
21.500
1.000
4,88%
772.800
DHG
110.000
5.000
4,76%
31.780
VNS
15.500
700
4,73%
37.250
SFC
38.500
1.700
4,62%
250
REE
22.000
900
4,27%
2.543.650
 
 
 
 
 
5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất
Giá
+/-
%
KLGD
TAC
22.800
(1.200)
-5,00%
249.930
KHA
11.400
(600)
-5,00%
62.630
LCG
34.200
(1.800)
-5,00%
128.720
PTC
7.600
(400)
-5,00%
1.600
SMC
17.200
(900)
-4,97%
33.480
 

 
HASTC-Index điểu chỉnh xuống dưới 97 điểm
 
Sau 4 phiên tăng điểm mạnh giúp HASTC-Index tiến sát mức 100 điểm, thị trường đã có một phiên điều chỉnh mạnh xuống dưới mức 97 điểm, mức được coi là kháng cự mạnh của chỉ số này. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn tăng mạnh lên mức kỷ lục kể từ cuối tháng 9/2008 đến nay.
 

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/03/2009, chỉ số HASTC-Index đóng cửa ở mức 96,30 điểm, giảm 1,84 điểm (tương đương giảm 1,87%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 21.449.300 đơn vị, tăng 37,98% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 430,26 tỷ đồng, tăng 64,51%.

Một điều rất thú vị khi quan sát diễn biến chỉ số HASTC-Index từ đầu tháng Ba trở lại đây, chỉ số này đã lặp lại một chu kì hết sức tuần tự (xem biểu đồ). Đầu tiên là 1 phiên tăng rồi giảm 1 phiên, sau đó 2 phiên tăng giảm 1 phiên, 3 phiên tăng giảm 1 phiên và hiện nay sau 4 phiên tăng lại có 1 phiên giảm. Liệu thị trường có tiếp tục lặp lại chu kì này trong phiên giao dịch ngày mai và trong tuần sau?

Sáng nay, các nhà đầu tư trên sàn Hà Nội cũng tiến hành giao dịch thỏa thuận 8 cổ phiếu là BVS, KLS, HPC, ILC, ACB, VC2, STP và PVS với tổng khối lượng giao dịch là 318.581 đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch là 5,24 tỷ đồng. Trong đó, mã BVS được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 160.000 cổ phiếu tương đương giá trị giao dịch là 2,83 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên ngày hôm nay đạt 21.767.881 cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch toàn phiên đạt 435,50 tỷ đồng.

Nhiều CTCK nhận định, thị trường tăng điểm mạnh trong nhiều phiên sẽ dẫn đến có những phiên điều chỉnh, tuy nhiên xu hướng thị trường trong thời gian tới vẫn còn rất khả quan. Theo CTCK KimEng, kể từ mức thấp nhất 77,5 điểm, trong vòng chưa tới 4 tuần giao dịch, chỉ số HASTC-Index đã hồi phục khoảng 26%. Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và không nên bán ra ngay khi có đợt rung lắc đầu tiên.

Trong phiên này, có tổng cộng 11.064 lệnh mua với tổng khối lượng là 23.113.000 đơn vị. Trong khi đó, tổng số lệnh bán là 15.425 với tổng khối lượng bán là 28.420.100 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt mua lớn nhất là ACB, KLS, BCC với khối lượng đặt tương ứng là 4.499.400, 3.771.900, 2.177.300 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt bán lớn nhất là ACB, KLS, BCC với khối lượng đặt tương ứng là 5.167.900, 3.764.700, 3.039.800 đơn vị.

Ba mã có chênh lệch mua-bán lớn nhất là SJM, SD4, NVC với khối lượng đặt tương ứng là 54.500, 37.700, 13.700 đơn vị. Ngược lại, ba mã có chênh lệch bán-mua lớn nhất là BCC, ACB, VCG với khối lượng đặt tương ứng là 862.500, 668.500, 295.800 đơn vị.

Trong số 177 cổ phiếu niêm yết trên sàn HaSTC, có 63 mã tăng giá, 24 mã đứng giá tham chiếu, 80 mã giảm giá, và 10 mã không có giao dịch là CID, HEV, SRA, HSC, TPP, BST, PTM, QTC, VCC. Trong đó có 5 mã tăng trần là CAP, HBE, NST, VTL, SD4 và 2 mã giảm sàn là LBE, SPP. Đáng chú ý về cuối phiên, có 17 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn và 5 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần là CAP, HBE, NGC, SD4, VTL.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 7 mã tăng giá, 2 mã giảm giá và 1 mã đứng giá tham chiếu.

Cụ thể, KBC tăng 2.100 đồng/cổ phiếu (tăng 6,40%), đạt 34.900 đồng với 417.600 cổ phiếu được giao dịch thành công. BVS tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tăng 6,02%), đạt 17.600 đồng với 1.542.200 cổ phiếu được giao dịch thành công. VNR tăng 800 đồng/cổ phiếu (tăng 2,02%), đạt 40.500 đồng với 75.000 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVI tăng 700 đồng/cổ phiếu (tăng 2,75%), đạt 26.200 đồng với 506.800 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVS tăng 600 đồng/cổ phiếu (tăng 2,20%), đạt 27.900 đồng với 374.300 cổ phiếu được giao dịch thành công. BTS tăng 400 đồng/cổ phiếu (tăng 4,30%), đạt 9.700 đồng với 858.000 cổ phiếu được giao dịch thành công.

VCG giữ nguyên mức giá tham chiếu là 16.300 đồng, với 554.600 cổ phiếu được giao dịch thành công.

BCC giảm 100 đồng/cổ phiếu (giảm 0,85%), xuống 11.600 đồng với 2.422.800 cổ phiếu được giao dịch thành công. TBC giảm 300 đồng/cổ phiếu (giảm 1,96%), xuống 15.000 đồng với 359.700 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là ACB với hơn 3,84 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 29.700 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (tương đương 0,34%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 57,72% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là HBE đạt 9.400 đồng/cổ phiếu, tăng 600 đồng (tương đương 6,82%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 100 cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là SPP khi tụt xuống mức 11.700 đồng/cổ phiếu, giảm 800 đồng (tương đương 6,40%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 100 cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì KBC là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.100 đồng, lên mức 34.900 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 418 nghìn cổ phiếu. Tiếp đến là cổ phiếu S99 tăng 2.000 đồng, lên mức 33.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 213 nghìn cổ phiếu.

Ngược lại, DTC là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 1.800 đồng, xuống còn 40.400 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 4400 cổ phiếu. Tiếp theo là GHA giảm 1.100 đồng, xuống còn 16.400 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 4800 cổ phiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 22 mã với tổng khối lượng là 459.100 cổ phiếu và bán ra 23 mã với tổng khối lượng là 3.105.600 cổ phiếu. Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là PVI khi mua vào 173.000 đơn vị, chiếm 34,14% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là VNR, KLS, VCG, KBC với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 73.000, 60.000, 50.000, 41.000 cổ phiếu.

Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là BCC với 2.015.000 cổ phiếu, chiếm 83,17% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là BVS, BTS, VCG, PAN với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 571.400, 459.900, 30.000, 5.000 cổ phiếu.

 

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

ACB

29.700

100

0,34

3.838.900

KLS

12.700

700

5,83

3.648.400

BCC

11.600

(100)

(0,85)

2.422.800

BVS

17.600

1.000

6,02

1.542.200

VSP

45.000

1.700

3,93

928.100

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

HBE

9.400

600

6,82

100

VTL

14.100

900

6,82

12.500

CAP

11.500

700

6,48

300

PSC

19.800

1.200

6,45

200

KBC

34.900

2.100

6,40

417.600

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

SPP

11.700

(800)

(6,40)

100

GHA

16.400

(1.100)

(6,29)

4.800

LBE

7.700

(500)

(6,10)

3.500

LUT

8.100

(500)

(5,81)

4.300

VC5

11.800

(700)

(5,60)

6.600

* HHC: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền mặt, tỷ lệ 3%

(Theo ĐTCK)
 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link