CK ngày 23/3: Giảm điểm phiên đầu tuần

23/03/2009 12:47 GMT+7 | Thế giới

Thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giảm điểm ngay từ phiên mở đầu tuần giao dịch mới (23/3) và là phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp sau khi có những phiên tăng điểm mạnh trong tuần trước. Tuy nhiên, chiều hướng giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng nay có phần rõ nét hơn, sức cầu giảm sút trong khi tâm lý bán ra mạnh mẽ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/03/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 260,16 điểm, giảm 6,46 điểm (tương đương giảm 2,42%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 15.457.090 đơn vị, giảm 7,19% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 291,843 tỷ đồng, giảm 11,60% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 1.892.115 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 154,79 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 17.349.205 đơn vị (tăng 3,86% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 446,632 tỷ đồng (tăng 34,91%).

Sau hai phiên điều chỉnh giảm cuối tuần trước, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu cảm thấy lo lắng cho những khoản lợi nhuận ngắn ngủi vừa kiếm được. Do đó, tâm lý bán chốt lời tiếp tục khiến lượng cung tăng mạnh ngay ở đợt khớp lệnh đầu tiên.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 1,76 điểm, xuống 264,86 điểm (tương đương giảm 0,66%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 1.964.540 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 38,12 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 47 mã tăng giá, 48 mã đứng giá tham chiếu, 80 mã giảm giá và 5 mã không có giao dịch là BBT, BHS, SGC, SJ1, ST8. Đáng chú ý, trong đó vẫn có 9 mã tăng trần là DPR, DTT, HRC, MAFPF1, PET, TMC, TNC, TRC, PNJ và 12 mã giảm sàn.

Sang đến đợt khớp lệnh liên tục, sức ép bán ra vẫn tiếp tục tăng cao, trong khi bên mua có phần chững lại trước xu hướng điều chỉnh của thị trường và chờ đợi giá cổ phiếu giảm thêm sau đợt điều chỉnh này. Do đó, sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 5,94 điểm, xuống 260,68 điểm (tương đương giảm 2,23%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 13.305.550 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 249,68 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức thấp nhất trong ngày là 260,16 điểm, giảm 6,46 điểm (tương đương giảm 2,42%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 15.457.090 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 291,84 tỷ đồng.

Trong tổng số 180 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 31 mã tăng giá, 121 mã giảm giá, 24 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 12 mã tăng trần, 41 mã giảm sàn và 4 mã không có giao dịch là BHS, SGC, SJ1, ST8. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 32 mã không còn dư mua.

Phiên giao dịch hôm nay, sàn HOSE tiếp tục có thêm cổ phiếu mới niêm yết là PNJ của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, với khối lượng niêm yết là 30 triệu cổ phiếu và giá tham chiếu là 38.500 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu này nhanh chóng được khớp lệnh ở giá trần ngay từ đầu phiên với lượng dư mua trần khá lớn. Kết thúc phiên, PNJ khớp được 35.010 cổ phiếu, đóng cửa ở mức giá trần 45.600 đồng/cổ phiếu.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 9 cổ phiếu giảm giá. Duy chỉ có VPL giữ nguyên mức giá tham chiếu là 40.500 đồng/cổ phiếu.

Còn lại, HPG giảm 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,36%), còn 27.400 đồng. VNM giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,65%), còn 76.000 đồng. PVF giảm 600 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,55%), còn 16.300 đồng. DPM giảm 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,76%), còn 28.200 đồng. HAG giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,78%), còn 52.500 đồng. FPT giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,30%), còn 44.000 đồng.

Đáng chú ý, trong đó có 2 mã giảm sàn là PVD, VIC. Cụ thể, VIC giảm 1.700 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,86%), còn 33.300 đồng. PVD giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,31%), còn 55.500 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 2 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 12,69% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 16.400 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 300 đồng (tương đương 1,80%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 35,15% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như SGH, PJT, HBD, BAS, SFC, VSG lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là DCL với mức tăng 4,99% lên 40.000 đồng (tăng 1.900 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 48 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DCL là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 1.900 đồng lên mức 40.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 48 nghìn cổ phiếu.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 2 mã giảm giá và 2 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 và MAFPF1 cùng giữ nguyên mức giá tham chiếu tương ứng là 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ và 2.900 đồng/chứng chỉ quỹ. Hai mã họ VFM cùng giảm 100 đồng/ chứng chỉ quỹ, cụ thể VFMVF1 giảm 1,37% xuống 7.200 đồng, VFMVF4 giảm 2,13%, chỉ còn 4.600 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 80 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.630.250 đơn vị, bằng 10,55% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, HPG được họ mua vào nhiều nhất với 265.900 đơn vị, chiếm 47,54% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như PPC (188.720 đơn vị), VFMVF4 (150.090 đơn vị), TDH (124.150 đơn vị) và GMD (110.090 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VSG (100,00%), DHG (98,85%), MTG (95,24%), VHC (93,33%) và L10 (91,67%).

Trong khi đó, khối này sáng nay lại bán ra 39 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 751.630 đơn vị, bằng 4,93% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Mã DRC được họ bán ra nhiều nhất với 200.000 đơn vị, chiếm 79,30% tổng khối lượng mua vào của khối này. Ngoài ra, các mã được nhà đầu tư nước ngoài bán ra có tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là PNC (92,52%), TTF (92,02%), DRC (79,30%), CYC (67,22%) và VNM (51,09%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

16.400

(300)

-1,80%

1.961.050

SSI

24.000

(1.200)

-4,76%

1.269.110

REE

21.300

(1.100)

-4,91%

898.980

SAM

13.900

(700)

-4,79%

686.880

PPC

21.400

(1.100)

-4,89%

617.510

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

DCL

40.000

1.900

4,99%

48.450

SHC

17.000

800

4,94%

3.100

TRC

22.000

1.000

4,76%

22.910

DPR

26.400

1.200

4,76%

28.490

IFS

6.700

300

4,69%

2.920

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

TAC

19.700

(3.000)

-13,22%

78.970

SC5

20.900

(1.100)

-5,00%

50.360

SGT

17.100

(900)

-5,00%

19.680

BMI

15.200

(800)

-5,00%

21.730

DIC

13.300

(700)

-5,00%

24.920

* TAC: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền mặt, tỷ lệ 20%

* PNJ: Ngày giao dịch đầu tiên 30 triệu cổ phiếu của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận trên HOSE, giá tham chiếu 38.000 đồng/cp.


Mất điểm 3 phiên liên tiếp, HASTC-Index lùi về 93 điểm
 
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/03/2009, chỉ số HASTC-Index đóng cửa ở mức 93,14 điểm, giảm 2,43 điểm (tương đương giảm 2,54%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 9.985.400 đơn vị, giảm 10,53% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 191,00 tỷ đồng, giảm 9,62%.
 

Như vậy, sau 3 phiên mất điểm liên tiếp, chỉ số HASTC-Index đã mất đi tròn 5 điểm. Nhiều khả năng, chỉ số này sẽ còn thử thách lại các ngưỡng 90 điểm và 87 điểm trong tuần này.

Sáng nay, các nhà đầu tư trên sàn Hà Nội cũng tiến hành giao dịch thỏa thuận 4 cổ phiếu là ONE, SRA, TDN và BVS với tổng khối lượng giao dịch là 77.850 đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch là 1,07 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch hôm nay đạt 10.063.250 cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch đạt 192,07 tỷ đồng.

Trong phiên này, có tổng cộng 9.236 lệnh mua với tổng khối lượng là 13.135.300 đơn vị. Trong khi đó, tổng số lệnh bán là 8.350 với tổng khối lượng bán là 14.273.900 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt mua lớn nhất là ACB, BCC, BVS với khối lượng đặt tương ứng là 2.230.900, 1.436.500, 1.393.500 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt bán lớn nhất là ACB, KLS, BVS với khối lượng đặt tương ứng là 2.277.900, 1.767.300, 1.528.500 đơn vị.

Ba mã có chênh lệch mua-bán lớn nhất là BCC, PVI, VCG với khối lượng đặt tương ứng là 271.300, 68.900, 67.100 đơn vị. Ngược lại, ba mã có chênh lệch bán-mua lớn nhất là KLS, HPC, BVS với khối lượng đặt tương ứng là 474.200, 136.300, 135.000 đơn vị.

Mở đầu phiên giao dịch sáng nay, các cổ phiếu trên sàn Hà Nội bắt đầu giao dịch khá ảm đạm trong trạng thái thăm dò khiến chỉ số HASTC-Index mất điểm nhẹ. Tuy nhiên, chỉ sau 15 phút mở cửa, lượng cầu tăng tăng mạnh giúp nhiều cổ phiếu “xanh” trở lại, HASTC-Index cũng vượt qua mức tham chiếu phiên trước đó. Đáng tiếc là lực cầu này chỉ đủ duy trì trong vài phút ngắn ngủi trước khi bị lực cung áp đảo. Chỉ số HASTC-Index bị nhấn chìm xuống mức sâu nhất trong ngày là 92,62 điểm vào gần giữa phiên trước khi đi ngang trong suốt thời gian giao dịch còn lại.

Trong số 177 cổ phiếu niêm yết trên sàn HaSTC, có 35 mã tăng giá, 12 mã đứng giá tham chiếu, 114 mã giảm giá và 16 mã không có giao dịch. Trong đó có 3 mã tăng trần là NGC, SDJ, TPH, và 9 mã giảm sàn là DCS, MCO, PSC, SDC, VTL, SRB, CCM, TCS, SVI. Đáng chú ý về cuối phiên, có 33 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn nhưng cũng có 7 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần là GHA, NGC, SDJ, SSM, TPH, VC6, VCC.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 mã tăng giá, 7 mã giảm giá và 1 mã đứng giá tham chiếu.

Cụ thể, VNR tăng 500 đồng/cổ phiếu (tăng 1,27%), đạt 39.900 đồng với 186.700 cổ phiếu được giao dịch thành công. BCC tăng 200 đồng/cổ phiếu (tăng 1,74%), đạt 11.700 đồng với 889.500 cổ phiếu được giao dịch thành công. TBC giữ nguyên mức giá tham chiếu là 15.000 đồng, với 102.100 cổ phiếu được giao dịch thành công.

BTS giảm 300 đồng/cổ phiếu (giảm 3,19%), xuống 9.100 đồng với 540.400 cổ phiếu được giao dịch thành công. VCG giảm 600 đồng/cổ phiếu (giảm 3,85%), xuống 15.000 đồng với 215.000 cổ phiếu được giao dịch thành công. BVS giảm 800 đồng/cổ phiếu (giảm 4,52%), xuống 16.900 đồng với 1.340.100 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVI giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (giảm 3,97%), xuống 24.200 đồng với 161.600 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVS giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (giảm 3,76%), xuống 25.600 đồng với 289.900 cổ phiếu được giao dịch thành công. KBC giảm 1.800 đồng/cổ phiếu (giảm 5,23%), xuống 32.600 đồng với 118.700 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là ACB với hơn 1,66 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 28.000 đồng/cổ phiếu, giảm 700 đồng (tương đương 2,44%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 57,33% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là NGC đạt 14.900 đồng/cổ phiếu, tăng 900 đồng (tương đương 6,43%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 100 cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là PSC khi tụt xuống mức 18.700 đồng/cổ phiếu, giảm 1.400 đồng (tương đương 6,97%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 3 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì NGC cũng là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 900 đồng. Tiếp đến là cổ phiếu SDJ tăng 800 đồng, lên mức 13.300 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 17 nghìn cổ phiếu.

Ngược lại, VSP là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 2.600 đồng/cổ phiếu. Tiếp theo là S99 giảm 1.800 đồng, xuống còn 31.200 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 65 nghìn cổ phiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 50 mã với tổng khối lượng là 272.000 cổ phiếu và bán ra 7 mã với tổng khối lượng là 136.700 cổ phiếu. Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là VNR khi mua vào 172.000 đơn vị, chiếm 92,13% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là KLS, BVS, HPC, KBC với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 13.200, 13.000, 12.100, 11.000 cổ phiếu.

Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là BTS với 55.400 cổ phiếu, chiếm 10,25% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là VSP, KLS, VNR, BCC với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 31.000, 26.000, 13.000, 5.000 cổ phiếu.

CTCK KimEng nhận định, theo phân tích kỹ thuật, trên đồ thị HASTC-Index phiên cuối tuần trước (20/03) đã xuất hiện mô hình Bia mộ (gravestone). Dấu hiệu này có thể trở nên tiêu cực hơn nếu có làn sóng thoát khỏi thị trường của những người mua đã đủ T+ trong những phiên giao dịch hôm nay và ngày mai. Mặc dù thị trường có vẻ như đã ở trong trạng thái mua quá đà (overbought) trong thời gian qua, nhưng các chuyên gia phân tích vẫn hy vọng HASTC-Index sẽ chỉ điều chỉnh nhẹ và đi lên. Hiện tại, HASTC-Index có mức hỗ trợ đầu tiên tại khoảng 90 điểm, mức hỗ trợ kế tiếp ở khoảng 87 điểm. Nếu những mức hỗ trợ này bị phá vỡ, thị trường có thể sẽ trở nên bi quan hơn.

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

ACB

28.000

(700)

(2,44)

1.661.100

BVS

16.900

(800)

(4,52)

1.340.100

KLS

12.200

(600)

(4,69)

1.293.100

BCC

11.700

200

1,74

889.500

BTS

9.100

(300)

(3,19)

540.400

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

NGC

14.900

900

6,43

100

SDJ

13.300

800

6,40

16.600

TPH

10.300

600

6,19

17.900

VCC

9.900

500

5,32

3.900

PJC

12.500

600

5,04

900

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

PSC

18.700

(1.400)

(6,97)

2.500

TCS

16.400

(1.200)

(6,82)

900

CCM

16.400

(1.200)

(6,82)

14.500

SDC

23.300

(1.700)

(6,80)

500

SVI

13.700

(1.000)

(6,80)

200

* TST: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 5%

(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link