Có cảm giác ngành xiếc như đang bị bỏ rơi?

09/12/2018 11:07 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Nhìn thẳng vào những bất cập và tồn tại trong thực trạng phát triển hiện nay của ngành xiếc, toạ đàm "Nghệ thuật xiếc Việt Nam trong xu thế hội nhập" do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì vừa diễn ra sáng 8/12 tại Rạp xiếc Trung ương, Hà Nội, nơi đang diễn ra Cuộc thi Tài năng diễn viên Xiếc toàn quốc 2018.

Sự kiện văn hóa tuần này: Sài Gòn 320 năm và tài năng xiếc toàn quốc

Sự kiện văn hóa tuần này: Sài Gòn 320 năm và tài năng xiếc toàn quốc

Trong nhiều sự kiện văn hoá của tuần này, có lẽ đáng chú ý nhất là 2 sự kiện: Tuần lễ sách kỷ niệm 320 năm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM từ ngày 30/11 đến 9/12 tại Đường sách TP.HCM và Cuộc thi Tài năng diễn viên xiếc toàn quốc 2018 từ ngày 4 đến 10/12 tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Hà Nội.

Toạ đàm diễn ra sôi nổi bởi những ý kiến, những tham luận đầy trách nhiệm của các NSND, NSƯT và các chuyên gia, các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật xiếc Việt Nam.

Chú thích ảnh

Diễn viên xiếc đang bị “già hoá”

Là đơn vị nghệ thuật địa phương, NSƯT Phi Vũ, Phó giám đốc Nhà hát nghệ thuật Phương Nam; bà Trần Thanh Tú, Phó Giám đốc Nhà hát nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đều chia sẻ nỗi lo về lực lượng diễn viên xiếc của đơn vị đang bị già hoá và thiếu hụt những lực lượng trẻ để bổ sung.

Các đại biểu đều chia sẻ những khó khăn của đời sống và cơ chế đãi ngộ đối với những người làm nghệ thuật xiếc chưa thoả đáng, đó là lý do mà xiếc khó thu hút được tài năng ngay từ “đầu vào” tuyển sinh tại cơ sở đào tạo.

Chú thích ảnh

NSND Vũ Ngoạn Hợp, Phó Chủ tịch Liên chi hội xiếc VN nhận định: “Hiện nay tôi thấy đào tạo chưa thật sự đáp ứng được cho toàn ngành, đó là lý do mà các đơn vị đều gặp khó khăn vì thiếu nguồn diễn viên trẻ. Mỗi đợt tuyển sinh, Trường Trung cấp NT Xiếc và Tạp kỹ VN đã phải rất khó khăn để tuyển sinh.

Cũng dễ hiểu thôi nếu nghệ sĩ xiếc chuyên nghiệp có cuộc sống tốt, có cơ chế đãi ngộ tốt thì “đầu vào” tuyển sinh cũng sẽ thuận lợi. Khi tôi còn làm Giám đốc, Liên đoàn Xiếc VN cũng đã từng xin cơ chế đào tạo tuyển nhân tài trong xã hội như lấy các nguồn diễn viên khác từ ngành thể thao, múa hay các ngành đặc thù khác bổ sung vào xiếc”.

Bên cạnh một loạt những vấn đề bất cập từ cơ chế đặc thù, NSND Nguyễn Ngọc Trúc, Chánh văn phòng Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; NSND Vũ Ngoạn Hợp, Phó Chủ tịch Liên chi hội Xiếc VN đều đồng quan điểm cho rằng có cảm giác như ngành xiếc đang bị bỏ rơi.

Khi còn đương nhiệm làm Giám đốc Liên đoàn Xiếc VN, NSND Vũ Ngoạn Hợp đã có rất nhiều văn bản đề nghị các cơ quan có trách nhiệm cần tổ chức các cuộc thi, liên hoan mang tính đặc thù riêng cho xiếc tuy nhiên xiếc vẫn chưa tổ chức được các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc thường niên hoặc định kỳ 2, 3 năm 1 lần như nhiều loại hình nghệ thuật khác.

35 tuổi đi khám bệnh hồ sơ bệnh án thành 47 tuổi

35 tuổi , tôi đã có 18 năm làm nghề. Nghệ sĩ trẻ chúng tôi chỉ mong muốn Nhà nước cần nghiên cứu chế độ, chính sách mang tính đặc thù cho ngành xiếc. Tuổi nghề trong xiếc vô cùng ngắn ngủi so với các loại hình nghệ thuật khác. Tôi được xếp vào hàng ngũ diễn viên trẻ của Liên đoàn Xiếc VN nhưng khi đi khám xương khớp, nhìn phim chụp bác sĩ khẳng định là phải ở người ở tuổi 47, thoái hoá rất nhiều rồi. Đồng lương cho một diễn viên trẻ mới vào nghề chỉ có 2 triệu vừa phải thuê nhà, vừa phải ăn uống, sinh hoạt sẽ rất khó để bám nghề.

Nhìn những nghệ sĩ anh chị không may gặp tai nạn như NSƯT Tuyết Hoàn, chúng tôi cũng không khỏi lo âu khi Nhà nước chưa có chế độ bảo hiểm nghề nghiệp mang tính đặc thù cho nghề xiếc, có như vậy nghệ sĩ xiếc mới yên tâm cống hiến và sáng tạo. (Nghệ sĩ Bùi Anh Quân, Liên đoàn Xiếc VN)

Xiếc Việt Nam khẳng định trên trường quốc tế

Mải mê với con đường mưu sinh, tồn tại nhưng có thể nói so với các loại hình sân khấu khác, xiếc đi đầu trong việc hội nhập với thế giới, bằng chứng đó được thể hiện ở hàng loạt các chương trình, tiết mục không chỉ được người làm nghệ thuật trong nước đánh giá cao mà quốc tế cũng đón nhận bằng các hợp đồng biểu diễn dài hàng năm, hàng tháng như Làng tôi, Sông trăng hay những màn trình diễn xuất sắc của hai nghệ sĩ tài năng Giang Quốc Cơ, Giang Quốc Nghiệp.

Những giải thưởng cao mà nghệ sĩ Liên đoàn Xiếc VN, nghệ sĩ trẻ của Nhà hát thể nghiệm thuộc Trường Trung cấp NT xiếc và Tạp kỹ VN và các đơn vị nghệ thuật xiếc chuyên nghiệp đã đạt được tại các liên hoan xiếc quốc tế tại Nga, Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, Monaco, Cuba, Tây Ban Nha, Trung Quốc… đã khẳng định vị thế của xiếc Việt Nam.

Một số ý kiến đã đánh giá cao về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước khi đã có những động thái tích cực đổi mới việc đầu tư, đặt hàng tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, có chất lượng. Chính vì vậy mà nhiều tiết mục được đầu tư theo hình thức này đã đạt hiệu quả cao tại Cuộc thi tài năng diễn viên xiếc toàn quốc 2018 như: Đu sen, Đu bay, Cầu bật, Vòng xoay mạo hiểm (Liên đoàn Xiếc VN), Khát vọng,  Nhịp điệu trẻ, Phiên chợ rẻo cao (Trường Trung cấp NT xiếc và tạp kỹ Việt Nam)… Những tác phẩm này được ghi nhận không chỉ ở công tác dàn dựng, biểu diễn mà còn ở việc đầu tư đạo cụ hiện đại, có đạo cụ còn được đặt hàng ở nước ngoài.

NSND Nguyễn Ngọc Trúc cho rằng nhìn vào một số tiết mục dự thi đạt chất lượng cao tại Cuộc thi Tài năng diễn viên xiếc toàn quốc 2018 cũng như các chương trình, tiết mục đã đạt giải thưởng và được dư luận quốc tế đánh giá cao thì những người làm xiếc không thiếu tài năng, nghệ sĩ xiếc đang có sự vận động, trăn trở từ việc áp dụng khai thác những tiến bộ trong khoa học, nâng được độ khó cho các kỹ năng, kỹ xảo xiếc, đồng thời cũng nghiên cứu đổi mới theo xu hướng tổng hợp hoá, dung nạp thêm các loại hình như kịch, kịch hình thể, kịch câm, ballet… để làm mới, đa dạng và phong phú hơn cho ngôn ngữ loại hình, đưa nội dung xuyên suốt vào tiết mục tạo nên những tác phẩm xiếc hiện đại sinh động hơn, hấp dẫn hơn.

Chú thích ảnh
Xiếc có vị trí trong lòng khán giả, đặc biệt là khán giả nhí

Cần đổi mới ngay từ khâu tổ chức các cuộc thi trong nước và quốc tế

12 năm ngành xiếc mới có một cuộc thi tài năng mang tính chất toàn quốc đó là lý do những người làm nghề đau đáu với bao nỗi niềm muốn nói, muốn chia sẻ để làm sao nghệ thuật xiếc ngày một phát triển, các cuộc thi được tổ chức thường niên để động viên nghệ sĩ có thêm động lực để sáng tạo và bám nghề.

Về việc tổ chức các cuộc thi cũng cần được thông báo sớm hơn về thời gian cũng như tiêu chí tham gia để các đơn vị trong nước và quốc tế có thể thu xếp tham gia. Mong rằng cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương cần nghiên cứu để làm sao có kinh phí lo các điều kiện ăn ở, đi lại cho các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp được tham gia.

NSND Lưu Văn Phúc, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Cuộc thi Tài năng diễn viên Xiếc toàn quốc 2018 cho rằng  chất lượng của cuộc thi lần này đã chứng tỏ lực lượng những người làm nghệ thuật xiếc đã có những nỗ lực sáng tạo lớn, sau 12 năm thì chất lượng của các tiết mục, các tác phẩm đã được nâng lên rõ rệt.

Theo ông, đáng mừng hơn cả là ngành xiếc đã có một lực lượng đạo diễn được đào tạo rất bài bản, họ đã mang lại sinh khí mới cho cuộc thi nói riêng và cách dàn dựng xiếc nói chung.

Chú thích ảnh
Vai trò đạo diễn dàn dựng đóng vai trò quan trọng trong các tiết mục dự thi tại Cuộc thi Tài năng diễn viên Xiếc toàn quốc 2018

NSND Tạ Duy Ánh, Giám đốc Liên đoàn Xiếc VN cho rằng, xiếc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển đồng bộ, dài hạn tổng thể trong tương lai để khắc phục những hạn chế và đề ra phương hướng phát triển ổn định, vững mạnh về mọi mặt, tận dụng được hết nội lực hiện có đẩy mạnh công việc một cách khoa học sáng tạo, định hướng phong cách nghệ thuật, xây dựng các chương trình tiết mục có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả trong xu thế mới và khẳng dịnh chỗ đứng của nghệ thuật xiếc Việt Nam đáp ứng yêu cầu giao lưu, hợp tác với các đối tác nước ngoài trong thời kỳ hội nhập.

Nghệ thuật xiếc Việt Nam cần nhất là phải được các cấp lãnh đạo quan tâm đề ra các chính sách đào tạo dài hơi với đặc thù của nghệ thuật xiếc như: chính sách phát hiện tài năng nghệ thuật, chính sách đào tạo, bồi dưỡng tài năng nghệ thuật; chính sách sử dụng và đãi ngộ tài năng nghệ thuật để đào tạo được đội ngũ diễn viên có trình độ xây dựng được những tiết mục xiếc đỉnh cao, ngang tầm thế giới.

Làm nghệ thuật phải có lòng đam mê, năng khiếu và tài năng, quan tâm đến con người, biết phát huy khả năng của từng cá nhân, động viên đúng lúc, kịp thời bằng cả tinh thần và vật chất sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ để họ đem hết khả năng của mình cống hiến cho sự nghiệp.

Lo xiếc Việt sẽ đánh mất đi bản sắc của mình

Chúng tôi rất lo trước tình hình một số loại hình sân khấu như cải lương, xiếc, ca múa nhạc... bị ghép lại thành một đơn vị nghệ thuật sẽ dẫn tới sẽ có những loại hình không còn tồn tại nữa.

Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam rất mừng mỗi khi nhận được báo cáo và đề nghị từ Trường Trung cấp NT Xiếc và Tạp kỹ VN, Liên đoàn Xiếc VN, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam đề nghị khen thưởng cho các nghệ sĩ giành giải thưởng cao quốc tế. Bạn bè đồng nghiệp quốc tế khi đến thăm cơ sở đào tạo của Trường Trung cấp NT Xiếc và Tạp kỹ VN hay rạp xiếc trung ương của Liên đoàn Xiếc VN khi bạn bè quốc tế đến họ đều đánh giá rất cao tính chuyên nghiệp và điều kiện cơ sở vật chất của Việt Nam.

Tuy nhiên bên cạnh việc đầu tư cho cơ sở vật chất thì chúng ta cần đầu tư cho tiết mục nhiều hơn để làm sao nâng cao được chất lượng nghệ thuật. Từ những ý kiến tại toạ đàm, chúng tôi mong cơ quan quản lý nhà nước cần lập các đề án, đưa ra các giải pháp để tháo gỡ cho ngành xiếc, để xiếc cũng như các loại hình sân khấu khác giữ được bản sắc.

(NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam)

Theo Báo Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link