Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu: Nhìn lại những diễn biến chính của đại dịch

06/05/2023 14:53 GMT+7 | Tin tức 24h

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 5/5/2023 tuyên bố đại dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế gây lo ngại trên toàn cầu. Tuy nhiên, WHO nêu rõ quyết định này không có nghĩa COVID-19 không còn là mối đe dọa đối với y tế toàn cầu và vẫn cần hết sức thận trọng.

Cách đây hơn 3 năm, ngày 30/1/2020, WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế về sự bùng phát toàn cầu của COVID-19 - mức báo động cao nhất theo luật pháp quốc tế.

Trong ba năm kể từ thời điểm đó, COVID-19 đã làm đảo lộn thế giới. Có gần 7 triệu ca tử vong đã được báo cáo với WHO, nhưng theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, con số này còn cao hơn nhiều lần - ít nhất là 20 triệu ca tử vong.

Cùng nhìn lại những diễn biến chính của đại dịch COVID-19 trong hơn 3 năm qua.

-  Ngày 31/12/2019: Thành phố Vũ Hán, Trung Quốc thông báo xuất hiện những ca bệnh viêm phổi lạ đầu tiên.

-  Ngày 4/1/2020: WHO thông báo về một loạt các trường hợp mắc bệnh ở Trung Quốc.

Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu: Nhìn lại những diễn biến chính của đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Các nhân viên y tế làm việc tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

- Ngày 8/1/2020: WHO xác định virus mới cùng họ với virus corona gây bệnh SARS (viêm đường hô hấp cấp).

- Ngày 12/1/2020: Virus được đặt tên là 2019-nCoV, căn bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra được mang tên nCoV.

- Ngày 30/1/2020:  WHO tuyên bố đợt bùng phát COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về y tế gây lo ngại trên toàn cầu.

- Ngày 11/2/2020: WHO chính thức đặt tên bệnh là COVID-19, virus gây bệnh được gọi tên là SARS-CoV-2.

- Ngày 11/3/2020: WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.

- Năm 2020: Hầu hết các quốc gia thực hiện chính sách đóng cửa, kêu gọi giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, cách ly các ca bệnh; kêu gọi rửa tay, khử trùng và tiến hành bảo vệ những nhóm đối tượng nguy cấp.

- Tháng 12/2020- 1/2021: Xuất hiện các biến thể Alpha tại Anh, Beta tại Nam Phi và Gamma tại Brazil có khả năng lây lan cao so với chủng gốc SARS-CoV-2 ban đầu.

- Tháng 3/2021: Biến thể Delta (B.1.617.2) xuất hiện tại Ấn Độ, được xếp vào nhóm biến thể của đáng lo ngại vì khả năng lây truyền cao tới 500 lần so với biến thể trước đó.

Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu: Nhìn lại những diễn biến chính của đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN

- Từ năm 2021: Thế giới chạy đua nghiên cứu sản xuất vaccine và tăng tốc chiến dịch tiêm chủng phòng COVID-19 trên toàn cầu, bước vào giai đoạn “bình thường mới”, thích ứng linh hoạt với COVID-19.

- Ngày 26/11/2021: WHO tuyên bố biến thể mới với khả năng "siêu lây nhiễm" Omicron sẽ làm thay đổi quỹ đạo của đại dịch COVID-19.

- Tháng 3/2022: WHO ước tính gần 90% dân số toàn cầu có kháng thể chống lại virus COVID-19 thông qua tiêm chủng hay đã từng mắc COVID-19 trước đó.

- Từ tháng 6/2022: Omicron là biến thể đáng quan ngại duy nhất lưu hành trên toàn cầu.

- Ngày 3/5/2023: WHO công bố chiến lược mới trong phòng chống COVID-19, trong đó tìm cách giúp các quốc gia chuyển từ cơ chế khẩn cấp sang chiến lược phòng ngừa và kiểm soát lâu dài đối với dịch bệnh này.

- Ngày 5/5/2023: WHO tuyên bố đại dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế gây lo ngại trên toàn cầu.

Hồng Hạnh/TTXVN

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm
90 tv soi kèo hôm nay Keonhacai1 90ph tv bong da tv Gái Xinh mitomtv mitom link